Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải mang tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 42 - 43)

Khi nói đến hệ thống pháp luật là nói đến một chỉnh thể thống nhất, các bộ phận cấu thành có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau bao gồm quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, các ngành luật (hệ thống cấu trúc) và được thể hiện dưới hình thức văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật). Nói cách khác, pháp luật phải toàn diện, đồng bộ, nhất quán không mâu thuẫn, chồng chéo. Yêu cầu về tính đồng bộ, nhất quán không chỉ được đặt ra đối với toàn bộ hệ thống pháp luật mà còn đặt ra đối với từng lĩnh vực pháp luật, thậm chí từng văn bản quy phạm pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật.

Trong lĩnh vực pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước địa phương tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất thể hiện ở các điểm sau:

- Các quy phạm quy định về chủ thể giám sát hành chính hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, chính vì vậy cần phải đảm bảo đầy đủ về phạm vi giám sát, đối tượng giám sát, trình tự, thủ tục giám sát. Các quy định pháp luật đó không được mâu thuẫn và chồng chéo với nhau.

- Các quy định về thủ tục, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát là khác nhau, ví dụ thủ tục giám sát của Hội đồng nhân dân đối với ủy ban nhân dân tại kỳ họp khác với thủ tục giám sát của Toà án đối với hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là thủ tục tố tụng tư pháp - xét xử các vụ án hành chính tại toà án. Nếu không có các quy phạm đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong thủ tục tiến hành và do đó ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Các quy phạm về hậu giám sát phải bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực thực tế của pháp luật.

Trên thực tế pháp luật về giám sát hành chính vẫn còn nhiều tồn tại, như chưa đồng bộ, thậm chí là mâu thuẫn trong các quy định. Đây là hạn chế lớn mà việc hòan thiện phải hết sức coi trọng chú ý để khắc phục.

1.3.2. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải đảm bảo độ tin cậy và có tính dự báo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 42 - 43)