Pháp luật với là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Vai trò của pháp luật đối với công tác giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng chính là biểu hiện cụ thể của vai trò pháp luật đối với hệ thống chính trị, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật giám sát hoạt động hành chính là cơ sở pháp lý đảm bảo cho
hoạt động hành chính nhà nước được thực hiện bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) ghi nhận tại Điều 12: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" [12], hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội. Muốn hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả cần thiết phải có cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn hiện nay, với nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Pháp luật giám sát là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước. Các chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước chính là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương, cơ sở, đứng đầu là Chính phủ tạo thành một hệ thống thống nhất trong việc thực thi quyền hành pháp. Các cơ quan này trong hoạt động quản lý nhà nước chịu sự giám sát của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giám sát xã hội. Giám sát hoạt động hành chính nói chung và giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng nếu không có các quy định của pháp luật một cách cụ thể và chặt chẽ thì không thể nói tới hiệu quả của công tác này. Vì xét về mặt thực tế quyền hành pháp là thực
quyền nhất, và như vậy nếu không có cơ sở pháp lý vững chắc thì sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp sẽ khó có thể thực hiện được và có sự chồng chéo, lấn sân trong thực thi quyền lực nhà nước.
Thứ hai, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước góp phần xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức hành chính, phòng chống quan liêu, lãng phí và tham nhũng theo đúng mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước.
Nền hành chính được cấu thành bởi một trong bốn yếu tố là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng trong nền hành chính, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "cán bộ là cái gốc của công việc".
Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, chủ trương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ:
Về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính: Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công vụ và công chức. Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật công chức hành chính. Quy định các chế độ đào tạo, tuyển dụng, sử dụng công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ [8].
Pháp luật về hoạt động giám sát bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát, trong đó có việc phát hiện, kiến nghị những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức hành chính trong thi hành công vụ, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Hoạt động giám sát phát hiện những tiêu cực, kẽ hở trong quản lý hành chính nhà nước, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát hiện, đẩy lùi tệ quan liêu, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng
Thứ ba, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính bảo về lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước và sinh hoạt xã hội.
Hoạt động giám sát hành chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân) và giám sát của các tổ chức đoàn thể của nhân dân (giám sát xã hội) theo dõi, kiểm tra việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính, nhằm phòng ngừa và chống các biểu hiện lạm dụng quyền lực của các cơ quan hành chính trong qua trình hoạt động quản lý nhà nước, dẫn tới xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính, trật tự kỷ cương pháp luật trong bộ máy nhà nước được bảo đảm, thực hiện được trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, mà cụ thể ở đây là hoạt động giám sát hành chính một cách trực tiếp và thông qua đại diện của nhân dân. Pháp luật giám sát hành chính góp phần trực tiếp kiện toàn và hiện thực hóa các hình thức, phương thức dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước, trực tiếp đối với cơ quan hành chính nhà nước. Cũng qua thực hiện pháp luật giám sát hành chính, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của Ban Thanh tra nhân dân, các quy phạm có chỗ được phát huy, sinh hoạt xã hội được mở rộng, Đảng cũng có cơ sở thực tiễn để hòan thiện đường lối, chủ trương của mình.
Thứ tư, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước góp phần xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, bảo đảm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch.
Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính là một bộ phận của hệ thống pháp luật; các quy phạm pháp luật của nó và việc thực hiện các quy phạm đó trên thực tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận pháp luật khác. Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính cũng chính là qúa trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo định hướng xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và
minh bạch, đáp ứng yêu cầu "quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật" [10]. Hơn nữa, pháp luật giám sát hành chính điều chỉnh một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội liên quan đến nhiều bộ phận pháp luật khác. Vì thế, thực tiễn thực hiện pháp luật giám sát hành chính cũng là cơ sở thực tiễn hoàn thiện không chỉ pháp luật giám sát hành chính mà góp phần tích cực hòan thiện hệ thống pháp luật nói chung.
1.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật giám sát họat động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương