quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân
Trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng có sự đa dạng về các chủ thể giám sát. Trong đó phải nói đến là vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và vai trò giám sát của nhân dân với tư cách là cá nhân công dân. Các chủ thể có chức năng
giám sát này có thể thực hiện hoạt động giám sát một cách độc lập song cũng có thể cùng nhau tiến hành hoạt động giám sát. Xét về mặt lý thuyết và cả thực tiễn, hoạt động giám sát thì khi Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và với vị trí là cơ quan đại biểu dân cử thì hoạt động của Hội đồng nhân dân luôn chịu sự giám sát của nhân dân. Do đó, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân sẽ được tăng cường nếu hoạt động đó có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động giám sát trực tiếp của nhân dân. Hơn thế nữa, việc mở rộng thành phần tham gia giám sát với sự tham gia của nhân dân sẽ làm cho hoạt động giám sát trở nên khách quan và công khai hơn. Chính vì lẽ đó, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải tạo ra cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa giám sát của cơ quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân.
3.1.5. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là bộ phận hữu cơ của hệ thống pháp luật về giám sát