Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 102 - 104)

các đoàn thể quần chúng ở địa phương thực hiện

Thứ nhất, cần rà soát các quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của

các đoàn thể, nhân dân thực hiện để khắc phục được tình trạng quy định chồng chéo, không đồng bộ và thiếu thống nhất. Hiện nay, các quy định này có nguồn ở những văn bản quy phạm pháp luật như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Bộ luật lao động, Luật Khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh luật sư và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các Luật, Pháp lệnh trên. Trong thời gian tới, cần bổ sung các quy định về giám sát trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó quy định đầy đủ, cụ thể về thẩm quyền, nội dung giám sát, trình tự, thủ tục thực hiện việc giám sát, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện quyền giám sát, hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân thực hiện. Cũng cần bổ sung vào Luật các quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ làm việc tại Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương theo hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đồng thời quy định các tiêu chuẩn về trình độ, về kỹ năng và đạo đức.

Thứ hai, cần tách Luật Thanh tra thành Luật Thanh tra Chính phủ và Luật Giám

sát nhân dân. Luật Giám sát nhân dân sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể về nội dung, phạm vi, thẩm quyền và đối tượng giám sát do Ban Thanh tra nhân dân thực hiện. Theo đó, hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải là một trong những đối tượng giám sát chủ yếu của Ban Thanh tra nhân dân và nhân dân. Đồng thời, Luật Giám sát nhân dân cũng cần quy định rõ ràng tạo cơ chế pháp lý để từng cá nhân công dân có thể trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Luật cần quy định nội dung và đối tượng giám sát cụ thể bao nhiêu thì mức độ phát triển của các tổ chức giám sát nhân dân tự phát sẽ hạn chế đi, đảm bảo được sự phối hợp của chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, cần rà soát những quy định trong Quy chế dân chủ cở sở để tiến hành pháp điển hoá, ban hành Luật Thực hiện dân chủ cơ sở trong đó quy định rõ ràng, cụ thể từng hình thức giám sát của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan và trong doanh nghiệp. Luật Thực hiện dân chủ cơ sở cần chú trọng tới hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát thông qua hình thức lấy ý kiến của nhân dân, chú trọng tới hình thức lấy ý kiến mang tính quyết định của nhân dân, coi đây là một trong những hình thức để nhân dân thực

hiện quyền giám sát hữu hiệu nên cần có quy định mang tính khả thi, đảm bảo cho nhân dân dễ thực hiện.

3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc giải quyết khiếu nại,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)