Kỹ thuật xây dựng pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải đạt ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 45 - 47)

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, có sức sống lâu bền, có tính phổ thông đại chúng, mọi người dễ tiếp cận và thực hiện trong cuộc sống, ít phải sửa đổi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.

Trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ: hoạt động xây dựng pháp luật phải mang tính chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà mình tham gia xây dựng pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đó. Đặc biệt tính chuyên nghiệp ở đây là yêu cầu đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hiện nay. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia giỏi giúp việc cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng là một yếu tố hết sức quan trọng nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của các văn bản luật khi ban hành. Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện ở trình độ sử dụng ngôn ngữ và cách hành văn. Ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa, hành văn phải ngắn gọn, rõ ràng, khách quan, dễ hiểu.

Kết luận chương 1

Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là khái niệm cơ bản trong khoa học luật học nói chung, chuyên ngành lý luận lịch sử nhà nước pháp quyền nói riêng. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đòi hỏi phải nghiên cứu một cách cụ thể để làm rõ các khái niệm giám sát và giám sát hoạt động hành chính. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như đặc điểm về mục đích, về chủ thể giám sát, về đối tượng giám sát, về hình thức và phương pháp giám sát luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cũng như những nội dung cơ bản của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chương 1 của luận văn đã giành một tiết cuối để xác định tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Năm tiêu chí luận văn nêu ra sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật giám sát hoạt động hành chính và thực hiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ở chương 2 và các kiến nghị và giải pháp trong chương 3 của luận văn.

Chương 2

Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật

về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn

tỉnh vĩnh phúc

2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 45 - 47)