hiện
Việc thành lập Tòa hành chính và giao cho Tòa án nhân dân các cấp thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính từ ngày 1/7/1996 là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giám sát hành chính các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Bởi lẽ, sự phán quyết của Tòa đối với các hành vi hành chính và quyết định hành chính sẽ là hậu quả pháp lý cao nhất đối với đối tượng chịu sự giám sát mang tính quyền lực tư pháp này. Bên cạnh việc tuân thủ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính, ngành Tòa án Vĩnh
Phúc đã quán triệt nghiêm túc Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 09/CT-TW ngày 6-3-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 04/KH-LN(7/4/2003) của các cơ quan tư pháp Trung ương; Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Bên cạnh đó, hoạt động xét xử của Tòa hành chính đã nhận được sự lãnh đạo tập trung thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Cán sự Đảng, cấp ủy lãnh đạo chuyên môn và lãnh đạo các tổ chức đòan thể đề ra các biện pháp kịp thời, có kế hoạch chương trình công tác cụ thể và kiên quyết tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả công tác đã đề ra. Hơn thế nữa, ý nghĩa của việc giải quyết vụ án hành chính đã được ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức một cách đúng đắn và thống nhất nên đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa Hành chính, đảm bảo cho Tòa Hành chính là cơ quan thực hiện giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở Vĩnh Phúc. Kết quả giải quyết vụ án hành chính của ngành Tòa án hành chính cho thấy: trong năm 2005 Tòa án nhân dân huyện, thị thụ lý 18 vụ án sơ thẩm án hành chính, giải quyết 18 vụ, đạt 100%. Tòa án nhân dân tỉnh thụ lý 4 vụ xét xử phúc thẩm, giải quyết 3 vụ đạt tỷ lệ 67% [52, tr. 1-4]. Riêng 6 tháng đầu năm 2006, Tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thụ lý và xét xử phúc thẩm 6/6 vụ án hành chính [53, tr. 3]. Con số này cho thấy, việc thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đã được Tòa Hành chính thụ lý và giải quyết một đúng thời hạn quy định của pháp luật. Tuy nhiên, so với số lượng 603 vụ án hình sự, 369 vụ án dân sự sơ thẩm thì con số 18 vụ án hành chính được thụ lý và giải quyết là một con số quá nhỏ. Điều này nói lên rằng so với thực tiễn gia tăng về khiếu nại tố cáo cả về số lượng và độ phức tạp về nội dung nhưng con số vụ án hành chính do các tòa án giải quyết lại không nhiều. Điều này cho thấy cần phải nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để nhân dân nhận thấy giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bằng con đường Tòa án là một công cụ giám sát hữu hiệu, để thông qua đó, Tòa án thực hiện quyền giám sát của mình đối với họat động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở Vĩnh Phúc.
2.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc