Tăng cường công tác phối hợp, kết hợp với chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 98 - 99)

d) Bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu

3.2.6.Tăng cường công tác phối hợp, kết hợp với chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật

bảo vệ pháp luật

Cục HQBĐ là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính đóng chân trên địa bàn tỉnh Bình Định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan có thể được hiểu đó là sự tác động bằng tổng thể của pháp luật thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước lên các quan hệ xã hội trong hoạt động hải quan nhằm góp phần bảo đảm, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương. Do vậy, vai trò của Nhà nước địa phương có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan, trong đó có công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế. "Toàn cầu hóa đang gây ra những vấn đề mới mà việc giải quyết chúng là không thể nếu không có sự tham gia của Nhà nước" [34, tr. 17].

Nhà nước thực hiện quyền lực của mình thông qua việc ban hành các chế độ chính sách, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Đối với tội phạm buôn lậu, đặc biệt là buôn lậu có tổ chức, đường dây, quy mô lớn thì biện pháp này giữ vai trò chủ yếu, bởi vì với chúng biện pháp kinh tế hay giáo dục thuyết phục đều kém tác dụng một khi lợi nhuận đạt đến đỉnh cao. Mặt khác chúng ta thực hiện cơ chế quản lý mới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tính phức tạp của mặt trái kinh tế thị trường ngày càng gia tăng, đòi hỏi nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước là yêu cầu khách quan, Nhà nước thông qua hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật để định hướng cho kinh tế phát triển; điều tiết và hạn chế, ngăn ngừa những hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu v.v...

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian qua Cục Hải quan tỉnh Bình Định luôn bám sát địa bàn, thường xuyên xin chủ trương của cấp ủy, chính quyền Bình Định, Phú Yên để triển khai các nhiệm vụ của ngành mà nhất là công tác chống buôn lậu; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh như Công an tỉnh, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng; Quản lý thị trường để xây dựng phương án chống buôn lậu trên biển và gian lận thương mại;

đồng thời giữ mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan khác như Viện kiểm sát tỉnh, UBND các cấp để trao đổi thông tin, tình hình buôn lậu trên địa bàn.

Đồng thời luôn coi trọng công tác phối kết hợp đấu tranh chống buôn lậu trong nội bộ ngành, đơn vị. Sự phối hợp này mang tính then chốt, thể hiện thống nhất về ý chí, tạo nên sức mạnh tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

Thực tế cho thấy, để quản lý bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống buôn lậu đạt kết quả chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn, dựa vào quần chúng nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp. Để làm được điều đó, trước hết cần giải quyết tốt mối quan hệ, cơ chế phối hợp và không ngừng hoàn thiện, phát huy tính tích cực, chủ động của các ngành, các lực lượng hướng vào mục tiêu chung.

Một trong những điểm yếu của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian qua mà Ban 127/TW nêu ra tại Hội nghị về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại toàn quốc tại Hà Nội ngày 06/2/2004, đó là sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống buôn lậu còn nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là "mạnh ai nấy làm". Thực tế chống buôn lậu cho thấy, trong cùng một địa bàn có nhiều lực lượng cùng hoạt động, nếu không có sự phân định ranh giới, chức năng rõ ràng cho từng lực lượng sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đơn vị này ỷ lại đơn vị kia, "cha chung không ai khóc", dễ làm khó bỏ.

Khắc phục yếu kém trên, trước mắt cần thực hiện tốt các quy chế phối hợp Cục HQBĐ đã ký kết với các đơn vị; có kế hoạch sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình triển khai để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 98 - 99)