Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Nam.
Với diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, dân số 1.521.100 người, mật độ dân số 252
người/km2 (số liệu năm 2002); Bình Định có 11 đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn
là tỉnh lỵ, đô thị loại 2 và 10 huyện. Bình Định có hệ thống giao thông khá đồng bộ, Quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; có Sân bay Phù Cát, ga tàu lửa Diêu Trì, có quốc lộ 1D, quốc lộ 19 nối Cảng Quy Nhơn thông thương với các nước. Với hệ thống giao thông thuận lợi tạo nên tuyến vận chuyển hàng lậu từ biên giới các nước láng giềng như Đông bắc Cam-pu-chia, nam Lào và Thái Lan qua các tỉnh Tây Nguyên đến Bình Định và từ Bình Định đi tiêu thụ các nơi dễ dàng.
Bình Định có bờ biển dài 134 km, ni đây cã nhiều đảo lớn nhỏ như Hòn Khô, Hòn Cân, Hòn Cơ, Cù Lao Xanh, Hòn Đất; có nhiều bãi ngang như Hải Giang, Hải Minh, Bãi Dài, Bãi Xép. Đặc biệt ở đây còn có hệ thống đầm rộng lớn, kín gió như đầm Thị Nại là nơi lý tưởng cho tàu thuyền lợi dụng việc ra vào tránh gió bão, lấy lương thực thực phẩm để tuồn hàng lậu.
Bình Định có 02 cảng biển là Quy Nhơn và Thị Nại. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của nước ta, có cầu cảng và phương tiện có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào bốc xếp
hàng hóa an toàn trong mọi điều kiện. Đây là cửa ngõ giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của tỉnh Bình Định và các tỉnh của miền Trung và Tây Nguyên đi các nước. Vào thế kỷ 17, 18 đã có đoàn người Anh do sứ giả M. Chapman dẫn đầu được Chúa Nguyễn Nhạc tiếp tại đây; M. Chapman mô tả Quy Nhơn đã là một trong những thương cảng khá sầm uất ở Đàng Trong, Chapman viết: "Quy Nhơn là bến cảng tuyệt hảo, tại đây tàu thuyền có thể hoàn toàn tránh mọi thứ gió bão, phong cảnh thật ngoạn mục…" [9, tr. 12].
Trong những năm chiến tranh, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn sử dụng cảng này nhập vũ khí, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho cho lính Mỹ, ngụy ở chiến trường Khu V, Tây Nguyên, Lào và Cam-pu-chia.
Sau ngày thống nhất đất nước và nhất là từ năm 1986 trở lại đây, với sự đầu tư đóng hưíng của tỉnh cảng Quy Nhơn và Thị Nại này hoạt động ngày càng sôi nổi. Trung bình mỗi năm cảng Quy Nhơn tiếp nhận hàng ngàn lượt tàu ra vào với lượng hàng hóa XNK ngày một tăng. "Năm 1995: 233 ngàn tấn/m3, kim ngạch đạt 63,5 triệu USD, năm 1996: 314 ngàn tấn/m3, kim ngạch đạt 73,2 triệu USD" [13, tr. 7]. Trong 5 năm 1999 - 2003 hàng hóa XNK "qua cảng Quy Nhơn 4.374.000 tấn/m3, tổng kim ngạch đạt 845,5 triệu USD; hàng năm đón nhận và làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 3.788 lượt tàu với 37.400 lượt thuyền viên" [16, tr. 15].
Lợi dụng tàu thuyền ra cảng xếp dỡ hàng hóa, hàng lậu cũng được các thủy thủ tàu viễn dương mang về làm cho tình hình buôn lậu trên địa bàn càng thêm phức tạp.