Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống buôn lậu của Hải quan một số nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 35 - 41)

ngành nghề thủ công như dệt, ươm tơ, đường... Việc mua bán trao đổi với người nước ngoài cũng đẩy nhanh sự lưu thông hàng hóa trong nước; thúc đẩy hoạt động và tăng thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho các thương nhân người Việt; bảo vệ vương quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt sau này các vua chúa triều Nguyễn bắt đầu có nhận thức về kinh tế hàng hóa và vai trò của ngoại thương - một trong những nguồn lợi thu được qua các khoản thuế và trao đổi hàng hóa - mà đề ra chính sách kịp thời.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế hóa làm cho hoạt động buôn lậu càng tinh vi và diễn biến phức tạp hơn so với xã hội phong kiến trước kia. Tìm hiểu, vận dụng những kinh nghiệm chống buôn lậu của cha ông ta xưa kia thật sự là một bài học lịch sử bổ ích và đáng trân trọng. Những kinh nghiệm đó ngày nay vẫn còn giá trị trong việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp phòng chống buôn lậu trong tình hình mới.

1.3.2. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống buôn lậu của Hải quan một số nước nước

Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập làm cho các quốc gia xích lại gần hơn và ngày càng tham gia vào hoạt động thương mại tích cực hơn. Đó là quy luật phát triển tất yếu, tự nhiên. Bên cạnh đó thì hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại cũng phát triển không kém, làm tổn hại đến quyền lợi của các quốc gia trong hoạt động thương mại thế giới.

Hoạt động buôn lậu không những chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia nào đó, mà liên kết với các nước trên thế giới và ngày càng diễn biến phức tạp; trở thành đường dây, tổ chức, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia mà Maphia là một ví dụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh khu vực và trên thế giới.

Mặc dù công tác phòng chống buôn lậu luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhưng tùy trong thời điểm và giai đoạn lịch sử cụ thể của sự phát triển kinh

tế mà từng quốc gia đề ra những chính sách chống buôn lậu phù hợp với điều kiện, lợi ích kinh tế nước mình. Nhưng dù cho quốc gia đó kinh tế có phát triển hay nghèo đói như thế nào đi chăng nữa, thì việc buôn lậu luôn được nghiêm cấm triệt để. Để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, bảo vệ "ngôi nhà chung của thế giới", các quốc gia còn có những quy định cấm săn bắt, mua bán, trao đổi các loài động, thực vật quí hiếm bằng các chính sách nhằm giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn cầu. Trong xu thế hội nhập ngày nay, nhiều có quốc gia ban hành những quy định bảo vệ bằng phát minh sáng chế, các luật lệ về tài chính… giải quyết vấn đề này, sự nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ không thể nào làm được mà cần có sự phối hợp trong xu thế phát triển như vũ bão của quá trình toàn cầu hóa. Để đạt được mục tiêu trên, các nước trên thế giới cùng nhau thành lập và tham gia các tổ chức thế giới, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nhằm tìm ra tiếng nói chung, có sự hợp tác chặt chẽ, phối hợp hoạt động.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, các quốc gia tập hợp lại thành các Liên minh thuế quan, bảo vệ lợi ích không chỉ của một quốc gia nào mà của cả cộng đồng, đây là một xu thế tất yếu. Việc thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế cũng như các thỏa thuận song phương, đa phương; cụ thể như các vấn đề nhằm điều chỉnh các chính sách hải quan, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế là một minh chứng cụ thể.

Quá trình đấu tranh chống buôn lậu của tổ chức Hải quan các nước trên thế giới làm cho các nước thành viên gần gũi nhau hơn, thông tin cho nhau để đối phó với các thủ đoạn buôn lậu diễn ra hàng ngày, và quá trình đó đã tìm ra những mô hình thích hợp nhằm làm cho công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả; cụ thể:

Tại Trung Quốc

Để chống buôn lậu có hiệu quả, trong đợt cải tổ do Thủ tướng Chu Dung Cơ khởi xướng, Hải quan Trung Quốc đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy. Trước hết, TCHQ là cơ quan trực thuộc Quốc Vụ viện nay được nâng lên thành cơ quan cấp Bộ để phù hợp với nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Tại cửa khẩu, Chính phủ đã hợp nhất ba lực lượng: Kiểm dịch hàng hóa; Kiểm dịch động thực vật; Kiểm tra vệ sinh dịch tễ thành một lực lượng trực thuộc ngành Hải quan.

Tổ chức chống buôn lậu trước đây do Văn phòng hỗn hợp chống buôn lậu ở biên giới đảm nhiệm, nay giao toàn bộ cho ngành Hải quan phụ trách.

Thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu thuộc lực lượng Hải quan chuyên trách làm nhiệm vụ chống buôn lậu. Lực lượng này có toàn quyền điều tra, bắt giữ, xử lý, lập hồ sơ... Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu bất cứ ngành nào kể cả vụ việc do Công an bắt giữ đều phải bàn giao ngay cho cảnh sát chống buôn lậu của cơ quan Hải quan. Khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu, cảnh sát chống buôn lậu của cơ quan Hải quan chuyển cho Viện kiểm sát khởi tố. Chính phủ nghiêm cấm các ngành, các cấp và mọi cá nhân can thiệp vào công tác của các cơ quan xử lý buôn lậu.

Đặc biệt, Trung Quốc đã thành lập "đường dây nóng" để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến buôn lậu. Kết quả theo dõi qua 10 năm có tới 60% số vụ tham nhũng, buôn lậu được phát hiện và xử lý.

Tại Pháp:

Mô hình tổ chức Hải quan Pháp trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính, được phân bổ từ cơ quan trung ương (Tổng cục Hải quan) đến tất cả các vùng lãnh thổ.

Hải quan Pháp được huấn luyện tốt nhất ở tất cả các lĩnh vực như sử dụng chó nghiệp vụ, chạy xe máy, lái tàu thủy, lái máy bay... Hải quan Pháp có ba nhiệm vụ chính; trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ kinh tế. Ngoài việc luôn tôn trọng công việc kinh doanh của các doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của EU, trong đó công tác kiểm soát ma túy, vũ khí, đồ cổ, hàng giả chống buôn lậu được coi trọng. Trong quá trình phát triển Hải quan Pháp đã cải tiến nhiều thủ tục hải quan như kiểm soát tại kho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thỏa thuận trước với Hải quan, các doanh nghiệp được khai tờ khai và được cung cấp thông tin qua một hệ thống cơ sở dữ liệu nhất định của cơ quan Hải quan Pháp.

Hải quan Pháp được ưu tiên trang bị các thiết bị chuyên dùng hiện đại như ôtô, tàu tuần tiễu, trực thăng chuyên dùng với phương châm là: thủ tục hải quan thuận lợi cho hàng xuất khẩu và quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu nhưng bảo đảm thủ tục thông thoáng và thông quan nhanh hàng hóa XNK; đặc biệt là kỹ thuật kiểm tra tàu biển của Hải quan Pháp được đánh giá tốt nhất và chỉ có Hải quan Pháp mới có quyền thực thi kiểm tra tàu biển.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng việc thông tin tình hình cho nhau giữa Hải quan các nước trong khối EU được chú trọng và được quy định thống nhất. Thông qua các cơ sở dữ liệu Hải quan phát hiện ra những trường hợp làm hàng giả, buôn lậu. Khi phát hiện Hải quan sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình của doanh nghiệp. Tại doanh nghiệp Hải quan yêu cầu xuất trình hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ có liên quan. Khi phát hiện và bắt quả tang đối tượng vi phạm thì Hải quan cùng với cảnh sát sẽ kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất mà không cần xin phép Bộ Tư pháp. Khi không phát hiện vi phạm nhưng có nghi vấn thì phải xin phép thẩm phán mới được kiểm tra.

Tại Thái Lan:

Do nằm trong khu vực "tam giác vàng", vấn đề chống buôn lậu mà chủ yếu là ma túy được Nhà nước Thái Lan đặc biệt chú trọng. Thái Lan đã thành lập Văn phòng ủy ban kiểm soát ma túy quốc gia (ONCB) với nhiều ngành tham gia như Bộ Nội vụ, Hải quan, Biên phòng và Cảnh sát Hoàng gia do Thủ tướng làm chủ tịch. Trong Văn phòng ONCB có một số Cục thực hiện chức năng thi hành pháp luật hoặc cao hơn chức năng của cảnh sát ở một số lĩnh vực như bắt, khám xét, thu giữ và tịch biên tài sản có từ nguồn buôn lậu ma túy. Đặc biệt, Thái Lan có trung tâm xử lý thông tin tội phạm ma túy. Hải quan và lực lượng kiểm soát ma túy luôn thông báo kịp thời và nhận thông tin, cập nhật thông tin để xử lý. Thái Lan coi trọng công tác phối hợp giữa ONCB với cảnh sát, Hải quan và Biên phòng để truy bắt và xử lý các hành vi buôn lậu. Tại cửa khẩu Hải quan Thái Lan đã sử dụng lực lượng trinh sát hóa trang theo dõi tâm lý hành khách xuất nhập cảnh, sử dụng máy Xquang, chó nghiệp vụ… đặc biệt là sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và vấn đề phối hợp giữa các lực lượng được coi trọng để theo dõi hoạt động buôn lậu.

Tóm lại, buôn lậu là một vấn đề có tính quốc tế, hầu như tất cả các nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đều phải đối diện giải quyết và đấu tranh bài trừ tệ nạn này. Buôn lậu không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển mà ngay cả các nước giàu có, nền kinh tế phát triển mạnh cũng phải đối mặt với bao thách thức.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, chúng ta có thể tham khảo nghiên cứu, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực điều tra, đấu tranh phòng chống buôn lậu của các quốc gia trên thế giới, góp phần ngăn chặn kịp thời nạn buôn lậu ở Việt Nam hiện nay và bước đầu đã có kết quả.

x x

x

Tóm lại, từ những vấn đề có tính lịch sử như trên đã nói lên nguồn gốc buôn lậu trước hết là vấn đề kinh tế, xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế, thông qua động cơ kinh tế và nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế. Bản chất của buôn lậu chính là lợi nhuận bất hợp pháp, là hành vi trốn tránh pháp luật Nhà nước. Buôn lậu cũng do tác động, chịu chi phối của các quy luật kinh tế; là một dạng hoạt động mang tính kinh doanh không sòng phẳng, nó phát sinh phát triển vận động theo động cơ lợi nhuận, theo nguyên tắc cung cầu: Hàng hóa nào thị trường cần và có lợi nhuận cao thì tích cực buôn lậu, lợi nhuận thấp thì ít hoạt động; lợi nhuận càng cao thì buôn lậu càng sôi nổi, hăng hái, táo bạo. Hàng hóa buôn lậu thường là hàng có thuế suất cao, là những mặt hàng cấm XNK như ma túy, đồ cổ, chất nổ, vũ khí... Như vậy, buôn lậu tuy có một số đặc trưng nhưng bản chất và cũng là mục đích của nó là lợi nhuận. Tuy nhiên, buôn lậu còn là vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội; hậu quả của buôn lậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của một nhà nước; không những làm suy yếu nền kinh tế mà còn lệ thuộc về mặt chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định buôn lậu là hoạt động kinh tế xã hội tiêu cực, gây tác hại to lớn đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức lối sống. Do đó, cần quán triệt đến cán bộ công chức Hải quan mà nhất là những người làm công tác điều tra chống buôn lậu phải nhận thức đúng đắn điều kiện phát sinh, tồn tại của buôn lậu; đồng thời nắm vững những quy định của pháp luật về đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận dụng phù hợp với thực tế trên địa bàn

là điều kiện tiên quyết giúp cho cán bộ công chức Hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Chương 2

Thực trạng đấu tranh phòng, chống buôn lậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 35 - 41)