Chất lượng các văn bản pháp luật và công tác phối hợp tổ chức thực hiện đấu tranh phòng chống buôn lậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 59 - 61)

hiện đấu tranh phòng chống buôn lậu

Phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; trong đó đề ra các biện pháp quản lý bằng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quản lý nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cuộc đấu tranh này sẽ không đạt kết quả nếu thiếu sự đảm bảo, quy định chặt chẽ của pháp luật và thống nhất trong việc áp dụng.

Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để tổ chức hướng dẫn công tác đấu tranh chống buôn lậu trong cả nước... Tuy nhiên, hệ thống văn bản nhìn chung vẫn còn lạc hậu và chứa đựng những mâu thuẫn làm hạn chế sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong

đấu tranh chống buôn

lậu [24, tr. 129-130].

Trong thực tế, nhiều quan hệ xã hội đã thay đổi, nhưng các quy phạm pháp luật chưa kịp đổi mới để điều chỉnh có hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể, tạo ra những kẻ hở để bọn buôn lậu hoạt động; nhất là trọng lĩnh vực thuế. Ví dụ như quy định xe ôtô du lịch loại 12 chỗ ngồi có thuế suất nhập khẩu là 150%, nhưng nếu doanh nghiệp thông đồng với Hải quan cho "độ chế" bằng cách tháo hết toàn bộ ghế biến thành xe tải nhẹ, thuế nhập khẩu chỉ còn 60%; nhưng cũng

chính xe đó lắp thêm còi hiệu cứu thương, thêm băng ca... trở thành xe cứu thương thì được miễn hoàn toàn thuế (thuế suất 0%). Hoặc quy định xe ôtô tải nhập khẩu có trọng tải 5 tấn thuế suất là 60%, nhưng nếu có trọng tải 5,5 tấn thuế suất chỉ còn là 30%, việc hướng dẫn thế nào là "5 tấn" với "5,5 tấn" không được cụ thể.

Công tác tổ chức triển khai nhiệm vụ chống buôn lậu của một số Bộ, ngành chưa được nhất quán, chưa hội tụ được quyết tâm chung. Trên địa bàn hiện nay ngoài lực lượng Hải quan còn có nhiều cơ quan khác cũng tham gia chống buôn lậu như Quản lý thị trường, Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển, nhưng sự phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng trên còn kém hiệu quả, có lúc lơi lỏng. Vai trò chỉ đạo của tổ chức Đảng và chính quyền chưa cao, chưa thường xuyên, có lúc mạnh ai nấy làm, xử lý lúc nặng, lúc nhẹ, giẫm đạp nhau. ý thức chấp hành pháp luật của một số cơ quan chức năng ở địa phương chưa triệt để, tình trạng vận dụng văn bản của cấp trên mỗi ngành mỗi khác, "phép vua thua lệ làng", nhiều vụ buôn lậu lớn có tổ chức đường dây không được phát hiện xử lý đúng quy định của pháp luật, hoặc xử lý không nghiêm, có khi chia cắt nhỏ vụ buôn lậu để xử lý hành chính và trích thưởng; quan điểm đấu tranh và xử lý thiếu đồng bộ thống nhất.

Điển hình như mới đây (tháng 8/2004), có 2 xà lan của Indonexia chở gỗ nhập khẩu đến cảng Quy Nhơn bị Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định bắt giữ, khi đã có ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao cho cơ quan Hải quan phối hợp với Bộ đội biên phòng Bình Định giải quyết và cho làm thủ tục nhập khẩu lô hàng, nhưng Bộ đội biên phòng Bình Định không thực hiện, lý do chưa có ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Biên phòng.

Thật vô lý, có một thời lực lượng chức năng đi tuần tra trên biển phát hiện thuyền của dân chở một vài tivi cũ đi sửa trong khu vực nội địa cũng coi đó là vận chuyển hàng lậu, hàng cấm và tịch thu cả hàng và ghe máy của họ, đây là phương tiện đi lại và là "cần câu cơm" hàng ngày; trong khi đó mặt hàng này bày bán tràn lan, công khai trên bờ cách đó chừng 200 mét lại "bình an vô sự". Sự không nhất quán trong việc thực thi pháp luật làm cho nhân dân hoài nghi về tính nhất quán của pháp luật và uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 59 - 61)