Các triều đại phong kiến luôn quan tâm xây dựng tổ chức bộ máy thu thuế, chống buôn lậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 31 - 32)

thuế, chống buôn lậu

Để quản lý việc buôn bán của tàu thuyền nước ngoài tại các "Bạc dịch trường" (các tụ điểm buôn bán quan trọng ở cửa ngõ biên giới) ngay từ những năm 1149 Vua Lý Anh Tông đã định ra chức án sát để kiểm soát. Nổi tiếng là Bạc dịch trường ở Vân Đồn (Hòn Gai, Quảng Ninh ngày nay), tại đây đã đặt chức "án sát quan" chỉ huy thủy binh để canh phòng bờ biển, kiểm soát, thu thuế hàng hóa buôn bán với nước ngoài.

Đến nhà Lê, triều đình đặt ra chức Tuần ty để thu thuế ở các cửa ải và chợ búa, "cuối đời nhà Lê thuế Tuần ty có ước độ 4000 mà đến đời nhà Nguyễn lên tới hàng vạn" [54, tr. 42]

Cùng với tổ chức bộ máy, đội ngũ quan lại thực thi nhiệm vụ luôn được coi trọng, đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với người trông coi cửa quan không hoàn thành chức trách:

Để người trốn qua cửa quan, ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị

chém. Người giữ cửa quan (người coi xét cửa bể cũng thế) không biết thì bị lưu

đi châu gần, biết mà cố ý cho đi thì cũng một tội với người trốn đi nước ngoài,

người chủ trương bị biếm hai tư… người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội

đồ [41, tr. 71].

Để bộ máy này làm việc có hiệu quả, tránh tiêu cực, chính quyền phong kiến luôn củng cố, chú trọng "chọn người liêm cán" để đảm trách công việc, xử lý nghiêm "quan" trông coi nơi biên ải lợi dụng uy quyền, "lộc" của triều đình ban để buôn lậu:

Phàm sông ải là nơi thuyền bè lui tới, người coi ngó ở đó không xét hỏi ngay, coi văn dẫn rồi buông cho người ta đi, nhưng vô cớ cản trở lại thì mỗi ngày phạt 20 roi. Nếu thu tiền thì chiếu theo luật về việc quan làm việc mà nhận tiền của người hữu sự, vậy làm công luật pháp kể là tội ăn của đút lót. Nếu bực quyền thế, yếu nhân cỡi thuyền đi qua quan, ải không cho nhân viên xét khám (đó là làm sai pháp luật) thì phạt 100 trượng [28, tr. 524].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 31 - 32)