bàn
Công tác phối hợp, hiệp đồng để thực hiện quy chế phối hơp với các lực lượng trên địa bàn có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ và kịp thời; nếu có thì cũng chỉ mới chỉ dừng lại ở giao ban, trao đổi tình hình; chưa chú trọng việc đánh giá, tổng kết hoạt động phối hợp chống buôn lậu để rút ra bài học kinh nghiệm. Qua công tác tổng hợp tình hình buôn lậu trên địa bàn của Cục HQBĐ trong 10 năm (1990 - 2000) cho thấy, có gần 70% số vụ buôn lậu do Cục HQBĐ phát hiện và bắt giữ đều vô chủ (phương tiện và tang vật không có người nhận); số vụ đề nghị xử lý hình sự rất thấp. Ngoài tâm lý ngại khó khăn, sợ sai còn do công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan Hải quan - Công an - Viện kiểm sát chưa kịp thời, có khi giữa các cơ quan có quan điểm khác nhau khi giải quyết vấn đề làm cho vụ án kéo dài, có khi hết thời gian điều tra, buộc phải xử lý hành chính.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các Phòng, Chi cục của cơ quan Hải quan cũng có lúc chưa thường xuyên, hoặc nếu có thì qua loa, hình thức, chưa thống nhất trong việc xử lý vi phạm; Ví dụ, vụ một số cán bộ công chức tính thuế nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc trọng tải dưới 20 tấn của Công ty Thực phẩm XNK Lam Sơn (Bình Định). Sau khi kiểm tra và có kết quả giám định của cơ quan chuyên môn, Phòng Kiểm tra sau thông quan (Cục HQBĐ) đã đề nghị Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn tính lại thuế nhằm tránh thất thu, nhưng số nhân viên này vẫn không chấp hành [20, tr. 4].
Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân về buôn lậu và chống buôn lậu chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của buôn lậu; trong khi đó có một bộ phận dân cư coi buôn lậu như nghề kiếm sống thì việc ngăn chặn triệt để buôn lậu ở Bình Định là điều vô cùng khó khăn.
Tại một số hội nghị chuyên đề về chống buôn lậu, gian lận thương mại tổ chức ở địa phương, nhiều ý kiến tập trung đề xuất phát triển kinh tế, tạo việc làm cho cư dân vùng
ven biển để hạn chế buôn lậu đã được đặt ra, tuy nhiên việc triển khai các giải pháp trong thực tế lại rất chậm và gặp nhiều khó khăn.