Coi trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, thường xuyên tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống buôn lậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 95 - 98)

d) Bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu

3.2.5. Coi trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, thường xuyên tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống buôn lậu

kết thực tiễn đấu tranh phòng chống buôn lậu

Đấu tranh phòng, chống buôn lậu là hai giai đoạn của một quá trình, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phòng ngừa có ý nghĩa chiến lược cơ bản, đấu tranh có tác dụng răn

đe, ngăn chặn hỗ trợ cho công tác phòng ngừa có hiệu quả. Đấu tranh phòng ngừa và chống buôn lậu có cùng mục đích là hướng tới thủ tiêu hiện tượng buôn lậu. Hoạt động phòng ngừa có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng từ xa. Trong các biện pháp phòng ngừa cần chú ý hai biện pháp quan trọng đó là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ.

Phòng ngừa xã hội là áp dụng các biện pháp do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tiến hành nhằm ngăn chặn và loại trừ nguyên nhân, điều kiện nảy sinh buôn lậu như xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phòng chống loại tội phạm này, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng tác hại của buôn lậu đối với đời sống kinh tế - xã hội.

Phòng ngừa nghiệp vụ là tiến hành xây dựng các cơ sở bí mật, đặt tình; điều tra nắm chắc địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm, mặt hàng trọng điểm để có phương án phòng chống phù hợp; xây dựng đội ngũ làm công tác chống buôn lậu trong sạch vững vàng đạo đức phẩm chất, chú ý phòng ngừa tiêu cực nội bộ, xử lý nghiêm và đúng pháp luật các hành vi vi phạm.

Phòng ngừa buôn lậu có hiệu quả chính là đi tìm nguyên nhân, điều kiện nảy sinh buôn lậu, có biện pháp phòng chống, triệt tiêu không để buôn lậu gây ra những tác hại về kinh tế - xã hội. Buôn lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, nó do nhiều yếu tố tạo nên, do vậy việc phòng ngừa tội phạm này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ bằng nhiều biện pháp và ở các mức độ khác nhau: đó là củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tạo tiềm lực và nền tảng sức mạnh tại chỗ, phát hiện kịp thời, điều tra xử lý nghiêm minh để hạn chế và dần dần đi đến loại trừ tận gốc những hiện tượng xã hội tiêu cực được coi là nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm buôn lậu. Trong tình hình hiện nay cần phải coi trọng và triển khai tốt các hoạt động phòng ngừa, cụ thể phải tiến hành tổng hợp các biện pháp giáo dục, kinh tế và pháp luật với phương châm: tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công, giải quyết tội phạm từ nguyên nhân và điều kiện.

Thực tế thời gian qua công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của cơ quan Hải quan cũng chỉ chú ý đến việc chặn bắt, tịch thu hàng là chính; việc triển khai các hoạt động phòng ngừa chưa được chú trọng đúng mức, do đó kết quả đem lại không cao. Công tác

chống buôn lậu trực tiếp, công khai là rất cần thiết nhưng cũng chỉ là biện pháp giải quyết tình thế, mới giải quyết phần ngọn, chưa loại trừ tận gốc buôn lậu. Để giải quyết vấn đề này phải đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về giá trị và chất lượng giữa các loại hàng nội, hàng ngoại cùng loại đó là; Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tỉnh phải ưu tiên vốn đầu tư các dự án phát triển để thu hút lực lượng lao động vùng biển, phát triển mạnh sản xuất trong nước các mặt hàng tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại; cấp ủy chính quyền địa phương các xã ven biển có giải pháp khôi phục lại ngành nghề biển, đầu tư phát triển thêm ngành nghề mới tạo việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, tạo ra những tiềm năng to lớn, tạo điều kiện kinh doanh buôn bán; tiêu thụ sản phẩm, giải quyết thỏa đáng quan hệ cung - cầu... Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ:

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp [22, tr. 33].

Đó mới là biện pháp cơ bản, lâu dài nhằm hạn chế và đi đến giải quyết triệt để buôn lậu trên địa bàn. "Cơ sở của tích cực phòng ngừa buôn lậu là xây dựng một xã hội lành mạnh cả về kinh tế và văn hóa xã hội, có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để quản lý điều hành xã hội, khắc phục những sơ hở thiếu sót trong quản lý kinh tế, yếu kém do mặt trái của cơ chế thị trường nảy sinh" [57, tr. 513-514].

Ngoài ra, cần chú trọng sơ kết, tổng kết công tác này hàng năm để rút ra bài học kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm chống buôn lậu của các Cục Hải quan địa phương, kể cả những kinh nghiệm hay về chống buôn lậu của các nước trên thế giới. Lê-nin đã dạy rằng: "Tất cả những điều đã có trong sách báo và trong kinh nghiệm của các nước Tây Âu mà bảo vệ lợi ích của người lao động, đều nhất thiết phải lấy" [26, tr. 355].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)