Phương hướng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 79 - 82)

của Cục Hải quan Bình Định trong thời gian tới

Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế của Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả, ngăn chặn giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách; góp phần bảo vệ trật tự an toàn cho xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, môi trường.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao [22, tr. 159].

Thực hiện chiến lược đó ngành Hải quan đã xây dựng mục tiêu chiến lược đến năm 2010 là: "Đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải quan của các nước trong khu vực ASEAN, thể hiện lực lượng Hải quan chuyên nghiệp,

chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại".

Để thực hiện mục tiêu này cần có lộ trình và bước đi cụ thể, vì vậy thời điểm 2004 đến 2006 có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền tảng mang tính chất tiền đề cho quá trình thực hiện mục tiêu chung. Với ý nghĩa đó, ngày 16/3/2004 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Quyết định số 810/QĐ-BTC ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan gia đoạn 2004 - 2006; với mục tiêu là: Hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực Hải quan hiện đại đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế về hải quan, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan theo mục tiêu chiến lược đến năm 2010. Hoàn thành tự động hóa thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, thực hiện thí điểm tự động hóa thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Bước đầu xây dựng hạ tầng cơ sở và thiết bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong một số hoạt động nghiệp vụ cũng như hoạt động quản lý. Phương châm hành động để thực hiện mục tiêu đó là "thuận lợi - tận tụy - chính xác".

Thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu trên, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, củng cố lại các hoạt động quản lý hải quan, nhanh chóng khắc phục những tồn tại yếu kém trong thời gian qua, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ hải quan, công tác đấu tranh chống buôn lậu, quản lý tốt nội bộ, xây dựng Cục HQBĐ trong sạch, vững mạnh, toàn diện, đáp ứng với yêu cầu trước mắt và lâu dài nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan, tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Chỉ thị 853/TTg, Quyết định 127/QĐ của Chính phủ; Chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; các Chỉ thị số 01, 02, 03 của Tổng cục trưởng TCHQ và đặc biệt là Quyết định số 517/TCHQ/TCCB ngày 17/6/2004 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ công chức hải quan; thực hiện Phương án số 777/HQBĐ-VP ngày 27/11/2003 về việc củng cố, xây dựng Cục HQBĐ trong sạch, vững mạnh, toàn diện trong thời gian tới cần tập

Một là, tập trung củng cố, xây dựng các phương án, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu. Dựa vào phương án tổng thể của ngành, của địa phương xây dựng phương án kế hoạch cụ thể về đấu tranh phòng chống buôn lậu của đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tiễn, địa bàn hoạt động, đặc biệt là phương án chống buôn lậu trên biển và trong khu vực cảng Quy Nhơn.

Hai là, chấn chỉnh, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ điều tra phòng chống buôn lậu, cụ thể:

- Tổ chức điều tra cơ bản để nắm tình hình hoạt động XNK, xuất nhập cảnh trên địa bàn tùy từng thời điểm, xác định rõ địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm. Tiến hành xây dựng các đầu mối cơ sở bí mật, cộng tác viên cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại.

- Xây dựng lại quy chế phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu. Phối hợp xác minh lập hồ sơ sưu tra các đối tượng buôn lậu, mặt hàng buôn lậu, tuyến trọng điểm đưa vào danh mục cụ thể, nhằm phát hiện đối tượng nghi vấn hoặc đối tượng chuyên án để chủ động có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.

- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các Phòng tham mưu và các Chi cục với các lực lượng chức năng trên địa bàn để nắm tình hình tại địa bàn cửa khẩu, các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan để thu thập, sàng lọc, xử lý thông tin khi có nghi vấn về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm. Chủ động điều tra, xác minh làm rõ nguồn thông tin nghi vấn và báo cáo ngay cho lãnh đạo Cục để xử lý.

Ba là, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành để chủ động nắm bắt thông tin về hoạt động buôn lậu, phối hợp tổ chức khám xét một số phương tiện có có dấu hiệu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới dọc tuyến biển từ Bình Định đến Phú Yên.

Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác chống buôn lậu để phù hợp với năng lực sở trường, với trình độ được đào tạo; có kế hoạch đào

tạo và đào tạo lại, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ công chức này theo hướng chính quy, hiện đại; trở thành lực lượng chuyên nghiệp có chuyên môn sâu, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa quản lý hải quan.

Năm là, đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân, thương nhân hiểu, nhận thức và chấp hành đúng pháp luật, vận động quần chúng ở những vùng vốn là "điểm nóng" buôn lậu không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

Sáu là, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, phương tiện cầu tàu neo đậu; kho chứa vật tư, nguyên liệu đảm bảo tính chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu.

Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhất là các đơn vị cơ sở nhằm ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực và vi phạm pháp luật trong cán bộ công chức Hải quan. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ công chức có thành tích xuất sắc trên mặt trận chống buôn lậu; xử lý nghiêm minh các trường hợp thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)