Chống buôn lậu luôn gắn với việc phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ sản xuất hàng hóa trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 33 - 34)

sản xuất hàng hóa trong nước

Các triều đại phong kiến đã biết căn cứ vào tình hình kinh tế trong nước mà vận dụng uyển chuyển chính sách thuế đối với thương nhân. "Hàng hóa xuất khẩu qua các triều đại phong kiến nói chung không phải chịu thuế, những hàng hóa như tơ lụa, đường… suốt mấy thế kỷ đều không phải đóng thuế xuất cảng" [54, tr. 139].

Nhưng không phải lúc nào cũng nhất nhất chú trọng vào việc thu thuế, Nhà nước phong kiến tạo điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, trong thực tế có những chính sách nâng đỡ buôn bán, đó là việc bãi bỏ Tuần ty, thay đổi quan lại, chọn người liêm cán, nghiêm cấm hà lạm. Chúa Trịnh Doanh cũng đã từng nói:

Chính sự của tiên vương ở cửa ải và chợ búa, kiểm soát mà không đánh thuế. Ngày nay, sau khi binh lửa, lực của dân đã cạn quệ, chỉ còn trông vào bọn phú thương đem hàng đi từ chỗ có đến chỗ không, sao lại còn để cho bọn hoạt lai sách nhiễu, hà lạm, không khỏi tổn hại đến việc buôn bán ư, rồi lệnh sai bỏ hết các Tuần ty [60, tr. 45].

Ngoài việc giảm thuế, Nhà nước phong kiến có những chính sách tạo điều kiện để thu hút thuyền buôn, thương nhân đến buôn bán, đó là:

- Cho mở các thương điếm trong nội địa để mua bán trao đổi hàng hóa

Để đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia, ban đầu Nhà nước chỉ cho phép đặt các thương điếm cách xa kinh đô (trường hợp Phố Hiến ở Đàng Ngoài), sau đó dần dần cho xây dựng những thương điếm ở các trung tâm buôn bán trong nội địa như Kẻ Chợ (Đàng Ngoài), Hội An (Đàng Trong). Để có hàng kinh doanh, xuất khẩu, thu lợi nhuận nên đã chủ trương "mở cửa" cho thuyền buôn các nước trong khu vực đến mua bán và dành nhiều đặc ân cho thương nhân người Hoa. "Đối với tàu thuyền của Hoa thương các vua Nguyễn có sự hậu đãi đặc biệt, họ có thể ghé bất cứ một cảng nào trên đất nước ta để trao đổi hàng

hóa" [2, tr. 49]. Còn "đối với thuyền buôn phương Tây, tuy bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nhưng vẫn được che chở, cứu nạn khi bị nạn..." [21, tr. 79].

- Khi thuyền buôn bị nạn, gặp khó khăn chính quyền nhiệt tình giúp đỡ: "Đối với thuyền buôn bị sóng gió làm hư hại cho cập bến tu sửa không những được miễn thuế cảng mà còn được Nhà nước cứu trợ" [2, tr. 50]. Nói về công tác cứu hộ ở Đàng Trong, một giáo sĩ thừa sai người Pháp đã có nhận xét như sau: "Không có nơi nào mà tàu bị đắm lại được cứu trợ tốt như ở đây. Người ta đem thuyền ra cứu thủy thủ đoàn, người ta lại lặn xuống và thả lưới để vớt hàng; cuối cùng mọi người đã không tiếc công, tiếc sức để sửa tàu" [25, tr. 43].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp doc (Trang 33 - 34)