Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 93 - 95)

Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, trong định hướng chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đã nêu: “Đẩy mạnh xã hội hoá việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kỹ

thuật viên, thợ lành nghề để đáp ứng cho yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình” [55, tr.10].

Trong điều kiện hạn chế lớn về nhân sự, việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại chỗ là nhằm đảm bảo cho tất cả cán bộ - PV luân phiên nhau vừa công tác, vừa được bồi dưỡng nghiệp vụ, tiếp thu những kiến thức chuyên môn mới.

Đào tạo và đào tạo lại (hệ dài hạn) chuyên ngành báo chí, điện tử - tin học cho cán bộ, PV và KTV. Ngoài ra, còn phải chú ý cử PV đi đào tạo, tham gia các lớp nâng cao trình độ một số chuyên ngành, như: luật, kinh tế, nông nghiệp, quản trị kinh doanh... Những ngành chuyên môn này có thể đáp ứng mục đích tăng chuyên đề, chuyên mục cho chương trình thời sự của đài, phục vụ cho yêu cầu đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng thông tin.

Dù là đài huyện, nhưng ở thời đại công nghệ thông tin đòi hỏi từ lãnh đạo quản lý đến mỗi cán bộ - PV đều phải tự nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ để có khả năng tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng những yêu cầu phức tạp đặt ra trong nghề nghiệp. Đó chính là điều kiện cần thiết để chuyên nghiệp hoá quy trình sản xuất, đổi mới phương pháp lao động sáng tạo. Không chỉ học ở trường lớp mới có hiệu quả, CBVC ngành truyền thanh cần nêu cao tinh thần tự học, học tập nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ PV, BTV, KTV, PTV trước hết là về trình độ lý luận chính trị

Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng mà cố gắng thì nhất định thành công [7, tr.3].

Tăng cường bồi dưỡng về trình độ chính trị, trình độ chuyên môn qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài và ngắn hạn, khuyến khích đội ngũ làm báo ở huyện, thị tự nghiên cứu, học tập dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ góp phần giúp đội ngũ này ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, bắt kịp xu thế làm báo hiện đại, tự tin hòa nhịp cùng đội ngũ làm báo cả nước. Thông qua đó, họ sẽ nhận thức sâu sắc hơn về công

việc của mình, trách nhiệm của một người làm báo đối với xã hội để càng không ngừng học hỏi, phấn đấu, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, chủ động sáng tạo trong công việc.

Mặt khác, cần chú trọng giới thiệu bồi dưỡng kết nạp cán bộ - phóng viên ưu tú vào Đảng. Được sinh hoạt, giáo dục trong môi trường của Đảng, có bản lĩnh chính trị, PV sẽ có ý thức với bản thân, với tổ chức, cảnh giác trước những cám dỗ lợi lộc cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)