Về thiết bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 60 - 62)

Để đảm bảo tính hiệu quả của tuyên truyền, cần có các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho hoạt động, như máy móc, công nghệ, điều kiện làm việc đạt yêu cầu, phục vụ việc sáng tạo nội dung tốt. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật không tốt sẽ dẫn đến tình trạng kém chất lượng, thậm chí không có hiệu quả.

Mặc dù đã có sự đầu tư và trang bị cơ sở vật chất qua từng giai đoạn, song nhìn chung hiện vẫn còn nhiều đài truyền thanh huyện hoạt động chưa thật sự ổn định. Kết quả khảo sát ở 32 huyện của 5 tỉnh ĐNB về tình hình trang bị máy phát sóng và máy phát sóng dự phòng, cho thấy:

- Trong số 5/9 đài huyện được khảo sát của tỉnh Tây Ninh: công suất máy phát sóng dao động từ 150W - 500W, có 2/5 đài có máy phát sóng dự phòng (trong đó, Đài Truyền thanh huyện Hoà Thành máy phát sóng công suất chỉ có 150W và lại đang xuống cấp nặng, nhưng không có máy dự phòng).

- Khảo sát ở 3/7 đài truyền thanh huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Công suất máy phát sóng dao động từ 150W - 500W, có 1/3 đài trang bị máy phát sóng dự phòng.

- Khảo sát 11/11 đài huyện của tỉnh Đồng Nai: Công suất máy phát sóng dao động từ 300W - 500W, có 8/11 đài trang bị máy phát sóng dự phòng.

- Khảo sát ở 5/7 đài huyện của tỉnh Bình Dương: Công suất máy phát sóng dao động từ 300W - 500W, có 3/5 đài trang bị máy phát sóng dự phòng.

- Khảo sát ở 8/8 đài truyền thanh huyện của tỉnh Bình Phước: Công suất máy phát sóng từ 300W - 500W, có 4/8 đài trang bị máy phát sóng dự phòng.

Như vậy, trong tổng số 32 đài có 18 đài trang bị máy phát sóng dự phòng, đạt tỷ lệ 56,25%. Trong đó, nhiều đài có máy dự phòng nguyên là máy phát sóng trước đây, do thời gian sử dụng đã lâu, máy đã hư hỏng, xuống cấp được sửa chữa lại và chuyển sang làm máy dự

phòng. Tình trạng này khiến hoạt động của một số đài luôn đứng trước nguy cơ ngừng phát sóng nếu máy móc có sự cố và không sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Phương tiện chủ lực của PV và BTV là máy ghi âm và máy vi tính, hiện nay đa số các đài đều trang bị đầy đủ cho phóng viên tác nghiệp, song cũng vẫn còn một số ít đài chỉ mới đạt tỷ lệ trang bị 40% (Đài Truyền thanh huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước; Đài Truyền thanh huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đài Truyền thanh thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương…); 50% (Đài Truyền thanh huyện Bến Cầu và huyện Hoà Thành - tỉnh Tây Ninh; Đài huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai…) hoặc hơn 60 % (Đài Truyền thanh huyện Đồng Phú và Lộc Ninh, tỉnh Bình Dương…).

Việc trang bị phương tiện làm việc chưa đáp ứng với yêu cầu công việc đã làm hạn chế rất lớn đến hoạt động tác nghiệp của các đài truyền thanh huyện. Đây là tình trạng khó khăn chung của những đài không được phân bổ kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hàng năm (khi cần đầu tư, mua sắm lớn - từ 10 triệu trở lên - các đài phải làm tờ trình đề nghị, nhưng thường gặp nhiều khó khăn, trì trệ do khâu thủ tục) hoặc nguồn kinh phí cho yêu cầu này quá thấp. Từ đó, khiến lãnh đạo các đài không thể chủ động trong việc đầu tư, bổ sung phương tiện làm việc đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 60 - 62)