Về thời lượng phát sóng và diện phủ sóng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 47 - 50)

Muốn tăng cường hiệu quả thông tin thì bên cạnh nâng cao chất lượng chương trình, các đài truyền thanh huyện cũng đồng thời chú trọng chất lượng phát sóng, trong đó có hai yếu tố: thời lượng phát sóng và diện phủ sóng.

- Thời lượng phát sóng:

Ngoài thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát sóng chương trình truyền thanh huyện, hàng ngày các đài truyền thanh đều đảm bảo tuân thủ chế độ tiếp âm 2 cấp: trung ương và địa phương theo như quy định. Tuỳ theo điều kiện, các đài triển khai nhiệm vụ này theo hai hướng:

Hướng 1: Phần lớn các đài truyền thanh huyện trong khu vực đều phát sóng chương trình truyền thanh của huyện là 3 buổi/ngày; tiếp âm đài trung ương và đài tỉnh 2 buổi/ngày với tổng thời lượng phát sóng dao động từ 3 giờ đến 4 giờ 30 phút/ngày (trong đó, thời lượng tiếp âm chiếm từ 1 giờ 30 đến 2 giờ 30 phút), gồm: 21 đài của 5 tỉnh trong khu vực, chiếm tỷ lệ 65,62%.

Một số đài chỉ phát chương trình của huyện và tiếp âm 2 buổi/ngày, với tổng thời lượng phát sóng dao động từ 2 giờ - 2 giờ 45 phút/ngày (trong đó, thời lượng tiếp âm từ 1 giờ đến 1 giờ 45 phút), gồm 5 đài thuộc 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, chiếm tỷ lệ 15,62%.

Hướng 2: Phát sóng chương trình của đài huyện 3 buổi/ngày nhưng chuyển giao nhiệm vụ tiếp âm đài trung ương và đài tỉnh cho các đài phường, xã, thị trấn. Thời lượng phát sóng mỗi ngày, dao động từ 1 giờ 30 phút - 2 giờ 30 phút/ngày (gồm 6 đài của 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương, chiếm tỷ lệ 18,75%).

Ngoài ra, một số đài đã tăng thời lượng phát sóng trong ngày chủ nhật, nhằm phục vụ thính giả nghe đài nhiều chuyên mục, chương trình giải trí theo nhu cầu, như: Đài Truyền thanh huyện Dĩ An, Đài Truyền thanh huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương); Đài Truyền thanh huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; Đài Truyền thanh huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh...

Nhìn chung, chất lượng phát sóng của các đài truyền thanh huyện miền ĐNB đa số đều duy trì và ổn định.

- Về diện phủ sóng

Bảng 2.1: Công suất máy phát và diện phủ sóng của đài huyện

TT Tỉnh Công suất máy phát sóng các đài huyện Diện phủ sóng các đài huyện 1 Bà Rịa- Vũng Tàu 300W - 500W 95 % - 98% 2 Đồng Nai 300W - 500W 90 % - 100% 3 Bình Dương 300W - 500W 90 % - 100%

4 Bình Phước 300W - 500W 70 % - 100 %

5 Tây Ninh 150W - 500W 70 % - 100 %

Kết quả khảo sát ở 32 huyện miền ĐNB cho thấy diện phủ sóng của các đài huyện có mức độ khác nhau. Các tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi diện phủ sóng có mức chênh lệch nhiều hơn, như Tây Ninh, Bình Phước (dao động từ 70% - 100%).

Ngoài ra, bằng việc lắp đặt các máy phát sóng có công suất lớn, vùng phủ sóng của các đài huyện ở các tỉnh cũng được mở rộng hơn: - Đồng Nai: Sóng truyền thanh còn phát tới một vài huyện lân cận của tỉnh Bình Thuận, Bình Dương.

- Bình Dương: Sóng một số đài huyện của tỉnh lan tới một số huyện của khu vực tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An

- Bình Phước: Một số địa phương trong vùng và khu vực Tây nguyên như Đắc Nông - Lâm Đồng, vùng giáp biên giới Campuchia cũng bắt được sóng truyền thanh vài huyện của tỉnh Bình Phước.

- Tây Ninh: Khu vực giáp biên giới Campuchia bắt được sóng của một vài đài huyện tỉnh này.

Nhiều năm nay, các chương trình của đài truyền thanh huyện, thị trong khu vực ĐNB đều đã được phát sóng FM. Mỗi đài đều có tần số riêng. Tình trạng can nhiễu sóng ban đầu đã được khắc phục dần. Hiện nay quy trình tiếp phát sóng của các đài huyện trong khu vực nhìn chung đã đi vào ổn định, không còn tình trạng can nhiễu hay chồng lấn sóng giữa các đài.

Cùng với đầu tư máy tăng âm, máy phát sóng đạt yêu cầu về công suất và hệ thống ăng ten có chiều cao tương ứng với địa hình mỗi đài - đảm bảo cho quy trình tiếp phát sóng đạt chất lượng, các đài truyền thanh huyện cũng không ngừng đầu tư tăng cường mạng lưới loa truyền thanh đến tận các địa bàn thôn ấp, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh phát triển hệ thống loa truyền thanh công cộng của mạng lưới truyền thanh hữu tuyến, từ năm 2002 đến nay các đài truyền thanh huyện, thị khu vực ĐNB cũng đã mở hướng đầu tư sang hệ thống truyền thanh vô tuyến, còn gọi là truyền thanh không dây. Hoạt động này đã tiếp sức rất nhiều cho các đài truyền thanh huyện trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc...

Phần lớn các đài huyện trong khu vực bên cạnh phát chương trình hàng ngày qua sóng FM, đều sử dụng song song cả hai hệ thống truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến để chuyển tải chương trình. Tuy nhiên, cũng có một số đài chỉ vận hành trên hệ thống FM, việc tiếp âm các đài tỉnh và trung ương được giao cho các đài truyền thanh phường, xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)