Về chất lượng nội dung và hình thức chương trình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 62 - 65)

Chất lượng chương trình phục vụ công chúng của các đài truyền thanh huyện theo chúng tôi, được xem xét, đánh giá ở: nội dung, hình thức thể hiện và chất lượng phát sóng.

- Chất lượng nội dung và hình thức chương trình

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, luôn quan tâm nhắc nhở những người làm báo phải luôn bám sát đối tượng, bám sát thực tế để nắm được nhu cầu và những vấn đề mà công chúng quan tâm, đề cập và giải quyết thiết thực những đòi hỏi và yêu cầu đó. Trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, tháng 5 năm 1949 Hồ Chủ tịch căn dặn: “Muốn dân

chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là của mình thì: nội dung tức là các bài viết phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát. Và: Hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa” [43, tr.625, 626].

Ở miền ĐNB, chương trình của các đài huyện được xây dựng, phát sóng hàng ngày. Nội dung tuyên truyền có đeo bám các sự kiện, vấn đề thời sự của huyện nhà. Nhiều hoạt động lớn, có ý nghĩa xã hội cao từ phường, xã cũng được các phóng viên đài cập nhật vào các chương trình thời sự hay chuyên mục hàng ngày.

Tuy nhiên, việc thiếu vắng những thể loại, dạng chương trình có ý nghĩa phát huy hơn thế mạnh của tờ báo nói cấp huyện trong bối cảnh cuộc chạy đua thu hút người nghe đang ngày càng gay gắt giữa các cơ quan, loại hình báo chí là điều các đài huyện phải suy nghĩ và đề ra mục tiêu tập trung khắc phục. Những thể loại như: bình luận, phóng sự điều tra, tường thuật thu thanh, phỏng vấn, toạ đàm… không những làm nên tên tuổi của các nhà báo cấp huyện mà còn góp phần tích cực làm cho chương trình đài huyện thêm phong phú, hấp dẫn.

Thêm vào đó, việc xây dựng và đa dạng hoá các chương trình văn nghệ, câu chuyện truyền thanh, câu chuyện cảnh giác… phục vụ nhu cầu thưởng thức, giải trí, thư giản của người dân cần được xem là mục tiêu phấn đấu của các đài huyện.

Trong thực tế, nhiều chương trình, chuyên mục của các đài truyền thanh huyện đã trở nên gần gũi, cần thiết và có sức khơi gợi phong trào thi đua yêu nước, thi đua làm việc tốt trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường lượng ý kiến thính giả tham gia chương trình và còn tăng thêm lực lượng CTV, thông tín viên cho đài. Tuy nhiên, những chương trình, chuyên mục chất lượng, tích cực như thế chưa nhiều, cần được đầu tư, cải tiến và mở rộng hơn.

- Chất lượng phát sóng

Hạn chế lớn mà các đài truyền thanh huyện thường gặp phải là tình trạng chất lượng phát sóng. Những trục trặc từ nguồn phát (thu âm và thiết bị), do đường dây chạm chập, loa rè....(nhất là vào mùa mưa) làm người dân rất phiền lòng. Bên cạnh đó, ở một số địa bàn trung tâm, vùng đô thị, hoạt động của mạng lưới truyền thanh cơ sở vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều người. Vấn đề nên hay không nên tồn tại hệ

thống loa truyền thanh ở các đô thị - nơi mà trình độ dân trí phát triển cao và có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng phục vụ, gần đây lại xuất hiện trên một số trang web, báo điện tử:

Ngày nay, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, bao gồm: truyền hình kỹ thuật số, internet, báo in, báo điện tử, các website... liệu hệ thống loa truyền thanh cơ sở tại các địa phương có còn phù hợp, nhất là đối với một đô thị loại 2 như TP. Biên Hòa?

Có thể nói, qua nhiều thập niên, hệ thống loa truyền thanh là phương tiện truyền tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất đến các cụm dân cư, thậm chí từng có một thời kỳ là phương tiện truyền tin cần thiết của cộng đồng. Nhưng giờ đây, hầu hết những người dân ở TP.Biên Hòa gần như đã "bão hòa" với việc cập nhật các thông tin và họ ít có thời gian để ngồi nghe những bản tin truyền thanh được phát vốn chỉ dành cho những người có thời gian rảnh rỗi. Nếu muốn biết thông tin về các sự kiện diễn ra trong ngày hoặc những hôm trước, họ chỉ cần xem ti vi, đọc báo hoặc lên mạng lướt web vài phút là có thể nắm bắt khá đầy đủ về những thông tin cần thiết [5]

Ông Mai Sông Bé - Giám đốc Đài PT & TH Đồng Nai cũng có cùng quan điểm trên, trao đổi trực tiếp với chúng tôi, ông cho rằng: Thành phố Biên Hoà là đô thị loại 2, nhịp sống công nghiệp và trình độ dân trí phát triển cao, người dân có điều kiện tiếp thu nhanh các thông tin, sự kiện từ nhiều nguồn, nhiều phương tiện hoạt động báo chí. Vì vậy, việc mở radio để nghe các chương trình của đài là điều rất hiếm hoi, có chăng chỉ có thể ép người dân phải nghe thông qua hệ thống loa mà thôi. Điều này đã gây nhiều phản cảm, nhất là khi tình trạng chất lượng phát sóng có vấn đề. Ban lãnh đạo Đài nên suy nghĩ về điều này: “Có nên tồn tại hay không đài truyền thanh ở một thành phố đô thị như Biên Hoà?”

Ở một vài địa phương khu vực phía Nam, như TP Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố có chủ trương không thành lập đài truyền thanh ở khu vực nội thành; tỉnh An Giang (khu vực đồng bằng sông Cữu Long) chỉ thành lập 5 đài truyền thanh ở khu vực biên giới. Riêng

tại miền ĐNB, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngay từ đầu chia tách tỉnh, chính quyền ở địa phương này đã chủ trương không xây dựng đài truyền thanh thành phố.

Tuy nhiên, ý kiến của ông Ngô Chí thức, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành uỷ Biên Hoà thì ngược lại. Ông cho rằng dù hoàn cảnh nào cũng cần phát triển, duy trì hệ thống truyền thanh thành phố và phường xã “Điều này nhằm kịp thời định hướng thông tin, phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, cổ vũ điều tốt, phê phán cái xấu, đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” (Phụ lục 3, tr.134).

Nhìn chung, việc có nên duy trì hệ thống truyền thanh ở khu dân cư đông đúc hay không cũng đang là một vấn đề đặt ra để lý giải và định hướng trong tiến trình phát triển của hoạt động truyền thanh khu vực ĐNB, cũng như trong cả nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)