Về cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 58 - 60)

Hiện nay, biên chế của các đài cấp huyện mỗi nơi, mỗi khác, cơ bản là phân bổ theo dân số ở từng khu vực. Tuy nhiên, cũng có một vài đài được UBND huyện, thị phân bổ biên chế dựa trên mức độ quan tâm và hiệu quả hoạt động. Đối với những đơn vị này, dù số lượng biên chế chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ nhưng cũng giảm bớt phần nào những khó khăn do áp lực công việc.

Để đáp ứng yêu cầu công việc ngày một tăng cao theo tình hình chung, phần lớn các đài truyền thanh huyện đều phải hợp đồng thêm lao động. Các đài huyện ở tỉnh Bình Phước có số lượng hợp đồng cao nhất so các huyện bạn, từ 2 đến 6 người. Các đài huyện ở tỉnh Tây Ninh mặc dù tình trạng biên chế cũng thấp tương tự tỉnh Bình Phước nhưng chỉ ký hợp đồng từ 1 đến 2 người vì kinh phí hoạt động quá hạn hẹp. Các đài còn lại bình quân hợp đồng thêm từ 2 đến 3 người, chiếm xấp xỉ 20% - 40% so với số biên chế của đài. Vấn đề bất nhất trong biên chế đã được nhiều đài huyện nêu kiến nghị: “Tổ chức bộ máy nhân sự nên có sự thống nhất, đồng bộ giữa các đài truyền thanh

cấp huyện. Không nên kéo dài tình trạng nơi chỉ có 5 người, nơi lại có đến gần 20 người. Trong khi yêu cầu công tác, các bộ phận, lĩnh vực phụ trách tuyên truyền.. thì các huyện đều tương tự như nhau” [29, tr.7]

Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là huyện có số biên chế thấp nhất trong tỉnh nên hoạt động rất khó khăn, mức độ tham gia các phong trào thi đua của ngành phát động đều hạn chế. Trao đổi trực tiếp với chúng tôi, bà Võ Thị Diệu, Phó trưởng Đài huyện Vĩnh Cửu cho rằng: “Địa bàn huyện trải dài và rộng, trong khi đó dân cư lại thưa thớt. Chúng tôi phải thường xuyên đi công tác cách nơi làm việc đến 20 - 30 km, việc đi lại và công tác khó khăn hơn nhiều so với thành phố và một số huyện trong tỉnh”. Trong khi đó, căn cứ để phân bổ biên chế cho Đài lại dựa trên dân số, vì vậy hiện Đài chỉ có 6 người. Bà cho biết thêm: “Do kinh phí hoạt động - cũng phân bổ theo số lượng CBVC - quá sát sao, chúng tôi chỉ có thể hợp đồng thêm một lao động thôi, nên hiện còn rất khó khăn về mặt nhân sự, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu công việc”.

Điều đáng nói là, do hạn chế nhân sự nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ các bộ khung cho hoạt động thường xuyên nên ở một số đài huyện, biên chế phóng viên chỉ có 1 người (Đài Truyền thanh huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; Đài huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đài huyện Trảng Bàng, Đài huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh...) hoặc 2 người (Đài Truyền thanh huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương; Đài huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước; Đài huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai...). Có từ 3 - 4 phóng viên là số lượng phổ biến ở các đài truyền thanh huyện hiện nay.

Thực tế, hoạt động của các đài huyện không dừng lại trong phạm vi đảm bảo thực hiện và duy trì thường xuyên các chương trình phát, tiếp sóng hàng ngày mà còn phải phục vụ các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, như: tham gia đóng góp tin, bài cho các

Trang thông tin điện tử hay Bản tin nội bộ của huyện hoặc thực hiện các video - clip phục vụ cho các lễ hội và hội nghị quan trọng của địa phương... Tình trạng biên chế, nhân sự quá thấp chính là rào cản khiến một số đài huyện không thể đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì vậy, cách tính toán phân bổ biên chế cho đài truyền thanh cấp huyện rõ ràng đã và đang có những bất cập đòi hỏi cần có sự xem xét và định mức cho phù hợp. Yếu tố: yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới cơ cấu tổ chức cần được xem là cơ sở để phân bổ biên chế hợp lý, đảm bảo cho sự điều hành, phân công và hiệu quả tuyên truyền trên nhiều lĩnh vực của các đài huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)