Về công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 65 - 68)

Thực tế cho thấy, PV, BTV, PTV và không ít cán bộ lãnh đạo của các đài truyền thanh ở miền ĐNB thường được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau. Cho nên công tác đào tạo lại, đào tạo tại chỗ chính là biện pháp thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về công tác cán bộ của đài.

Mặt khác, dù có một lực lượng yêu nghề, gắn bó với hoạt động truyền thanh lâu năm, nhưng ở các đài huyện vẫn tồn tại một thực trạng: một số nhà báo có tay nghề khá đã lần lượt rời đài để đến làm việc ở cơ quan báo chí lớn hơn, mạnh hơn và thu nhập cũng cao hơn nhiều. Hoặc họ chuyển sang ngành nghề khác vì nhiều nguyên nhân. Vì vậy, biến động về nhân sự thường xuyên xảy ra ở các đài huyện và công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với những người mới vào luôn tiếp diễn. Các PV, BTV lâu năm, nhiều kinh nghiệm sẽ trở thành người thầy cho những người mới vào làm việc. Đó là một trong những yêu cầu đặt ra trong công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ để thích ứng với điều kiện và tình hình trước mắt của các đài huyện.

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá X, đã nêu rõ: “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo” [4, tr.51]. Theo đó, đội ngũ những người công tác ở đài truyền thanh cấp huyện cần được đào tạo về mọi mặt để nâng cao bản lĩnh chính trị,

tăng cường tính chuyên nghiệp hoá, đáp ứng cao hơn yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đào tạo PV, BTV cần tập trung các kỹ năng: quy trình sản xuất chương trình; kỹ thuật trình bày trước máy, kỹ năng phỏng vấn trực tiếp tại Studio; năng lực khai thác, phối hợp các thông tin trực tiếp, tiếng động, âm nhạc; kiến thức về thính giả....

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 này, chúng tôi đã trình bày một số đặc điểm chung của các đài truyền thanh huyện khu vực ĐNB trong những nỗ lực để ngày càng chuyên nghiệp hoá hoạt động thông tin, tuyên truyền. Sự phát triển của truyền thanh cấp huyện, thị xuất phát từ yêu cầu tự đổi mới của chính bản thân các đài, nhằm theo kịp sự phát triển của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở huyện, thị và trong khu vực. Mặt khác, sự đổi mới đó còn nhằm phục vụ yêu cầu thông tin, giải trí, học tập, nâng cao dân trí, đáp ứng niềm tin yêu của người dân địa phương.

Những thành công cũng như nhược điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong chương này mới là khái quát chung ở những yếu tố cấu thành, căn cơ nhất của hoạt động truyền thanh cấp huyện. Qua đó, cũng cho thấy tầm quan trọng và nhiệt tâm phấn đấu không ngừng của một bộ phận làm báo khá chuyên nghiệp, tuy bản thân họ vẫn chưa được công nhận là nhà báo và đài truyền thanh huyện vẫn chưa được coi là cơ quan báo chí.

Vấn đề là, có nhận diện đúng những nguyên nhân của thành công và nhược điểm, các đài truyền thanh huyện mới có cơ sở phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế, tồn tại của mình. Và cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để cơ quan Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn của nhân dân huyện, thị có thể phấn đấu tốt hơn và vươn xa hơn, góp phần hữu hiệu trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới báo chí. Đó là những vấn đề sẽ được đề cập và giải quyết trong chương 3 của luận văn này.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ pot (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)