Xây dựng một đạo luật về cán bộ chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 116 - 127)

- Về chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở

3.2.2.4. Xây dựng một đạo luật về cán bộ chính quyền cơ sở

Chính quyền cơ sở và đội ngũ CBCQCS có nhiều điểm khác với chính quyền cấp tỉnh, huyện nhưng theo qui định của pháp luật hiện hành thì chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động vẫn tương tự như nhau là không phù hợp với thực tế, không phát huy được vai trò của chính quyền cơ sở và đội ngũ CBCQCS. Do vậy, cần xây dựng

một đạo luật về CBCQCS làm cơ sở pháp

lý quan trọng điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở và đội ngũ CBCQCS.

Đạo luật về CBCQCS cụ thể hóa các qui định của Hiến pháp hiện hành về chính quyền địa phương, phù hợp với môi trường hoạt động ở cơ sở. Đồng thời đạo luật này cũng cần xây dựng trên cơ sở các quan điểm đã được trình bày tại phần 3.1 của chương này.

Nội dung cơ bản của đạo luật CBCQCS qui định về tổ chức và hoạt động của đội ngũ CBCQCS, theo chúng tôi phải gồm các nội dung sau:

- Vị trí, tính chất, vai trò của chính quyền cơ sở;

- Qui định các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở và công tác CBCQCS trên cơ sở các nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;

- Qui định các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cơ sở theo hướng trao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền cơ sở để chính quyền cơ sở có đủ thẩm quyền tự giải quyết các vấn đề của địa phương; cấp trên chỉ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ trong trường hợp vấn đề đó vượt quá khả năng của địa phương; nâng cao tính tự quản của cấp cơ sở; phân biệt sự khác nhau giữa xã và phường, thị trấn;

- Qui định mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với chính quyền cấp trên, với các thiết chế trong hệ thống chính trị ở cơ sở và đặc biệt với cộng đồng dân cư trên địa bàn;

- Qui định cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng định biên cán bộ và tiêu chuẩn đối với các đối tượng CBCQCS cũng như phương thức hoạt động của đội ngũ CBCQCS; đối với định biên cán bộ cần có các quy định tương ứng với đặc thù của từng loại địa bàn dân cư khác nhau chứ không quy định giống nhau như hiện nay; đối với mỗi một loại CBCQCS bên cạnh các tiêu chuẩn chung cần có các tiêu chuẩn riêng về tuổi, chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại CBCQCS;

- Qui định rõ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCQCS theo hướng tăng cường quyền hạn cá nhân; CBCQCS phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân;

- Qui định về quản lý CBCQCS gồm: bầu cử, tuyển dụng; quản lý, sử dụng, điều động, cho thôi việc; khen thưởng và kỷ luật đối với CBCQCS...Đối với những chức danh bầu cử cần tổ chức thực hiện thi điểm chế độ bầu cử, bãi miễn trực tiếp tiến tới thực hiện đại trà trong phạm vi cả nước; đối với chức danh chuyên môn phải qua thi tuyển, phải có chế độ sát hạch định kỳ (theo chúng tôi là 2 năm một lần) để loại bỏ những người yếu kém, đồng thời qua đó chúng ta có cơ sở để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn; làm căn cứ cho công tác quy hoạch cán bộ;

- Quy định về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với CBCQCS với các nội dung:

+ Quy định chế độ tiền lương đối với CBCQCS là cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ qua bầu cử;

+ Quy định chế độ phụ cấp và một số chế độ khác đối với CBCQCS không chuyên trách;

+ Quy định mức hoạt động phí đối với tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể ở địa phương và các tổ chức tự quản;

+ Đối với CBCQCS khi không đảm nhiệm nhiệm vụ, công vụ thì giải quyết theo chế độ thôi việc hoặc họ tiếp tục tự đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu khi đủ điều kiện.

Kết luận

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở nước ta hiện nay là tất yếu khách quan.

- Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS thể hiện trước hết ở vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ CBCQCS và pháp luật về CBCQCS trong điều kiện xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN.

Trong NNPQ XHCN, vị trí, vai trò của pháp luật về CBCQCS thể hiện cụ thể trên các mặt sau đây:

+ Pháp luật về CBCQCS tạo ra hành lang pháp lý đối với CBCQCS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; từ đó nâng cao trách nhiệm, sự nghiêm minh, tính sáng tạo trong công việc.

+ Pháp luật về CBCQCS có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS còn xuất phát từ chính những đòi hỏi của thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng nhấn mạnh, để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, từ nay đến năm 2005, cần tập trung: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy; thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ... Phát huy dân chủ đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng,

không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS phải có cơ sở khoa học.

Xác định rõ cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS là một yêu cầu quan trọng, giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS được tiến hành đúng đắn và có hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về CBCQCS cần đặc biệt quan tâm tới những căn cứ khoa học sau đây:

- Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Những yêu cầu cơ bản của NNPQ XHCN đối với việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

- Thực trạng đội ngũ CBCQCS và pháp luật về CBCQCS.

Thứ ba, ngoài những vấn đề lý luận cơ bản, để có đầy đủ cơ sở hoàn thiện pháp luật về CBCQCS, việc khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCQCS và thực trạng pháp luật về CBCQCS là những căn cứ vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

Chỉ trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phân tích, đánh giá đầy đủ những mặt mạnh, mặt hạn chế, những khó khăn bất cập hiện nay của pháp luật về CBCQCS, chúng ta mới có thể đưa ra được những giải pháp thiết thực để hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

Pháp luật của Nhà nước ta đã đề cập tới nhiều nhiều nội dung quan trọng về CBCQCS, tuy nhiên để kịp thời cụ thể hóa những nội dung mang tính định hướng của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

Qua khảo sát hệ thống văn bản pháp luật về CBCQCS cho thấy, pháp luật về CBCQCS còn chắp vá, tản mạn, thiếu đồng bộ, không thống nhất, thiếu định tính và

định lượng, hiệu lực pháp lý chưa cao; việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp cơ sở và của CBCQCS còn chung chung chưa cụ thể; chính sách, chế độ đãi ngộ CBCQCS còn bất hợp lý, chưa thực sự khuyến khích CBCQCS yên tâm làm việc; chưa có quy định tiêu chuẩn hóa cho từng chức danh CBCQCS; quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm thiếu khách quan, chính xác, chưa tạo điều kiện để thu hút nhân tài; các quy định về quản lý CBCQCS chưa rõ ràng.

Từ thực tế trên đây, nên việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về CBCQCS là một đòi hỏi cấp bách hơn lúc nào hết.

Thứ tư, luận văn chỉ ra một số quan điểm chỉ đạo, phương hướng cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

- Một số quan điểm chỉ đạo:

+ Hoàn thiện pháp luật về CBCQCS phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội;

+ Hoàn thiện pháp luật về CBCQCS gắn liền với cải cách bộ máy nhà nước;

+ Hoàn thiện pháp luật về CBCQCS gắn liền phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương nhà nước;

+ Hoàn thiện pháp luật về CBCQCS gắn với xây dựng đội ngũ CBCQCS trong sạch, vững mạnh.

- Phương hướng cơ bản:

+ Xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật về CBCQCS trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng;

+ Mở rộng và củng cố nền dân chủ XHCN trong quá trình xây dựng pháp luật về CBCQCS;

+ Đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và nguyên tắc pháp chế trong quá trình hoàn thiện pháp luật về CBCQCS.

Thứ năm, để hoàn thiện pháp luật về CBCQCS, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Rà soát và hệ thống hóa thường xuyên có chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về CBCQCS;

- Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật về CBCQCS;

- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về CBCQCS;

- Xây dựng một đạo luật về CBCQCS với các nội dung cơ bản sau: Vị trí, tính chất, vai trò của chính quyền cơ sở; qui định các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở và công tác CBCQCS; qui định rõ các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cơ sở; qui định cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng định biên cán bộ và tiêu chuẩn đối với các đối tượng CBCQCS cũng như phương thức hoạt động của đội ngũ CBCQCS; qui định rõ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCQCS; qui định về quản lý CBCQCS gồm: bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, điều động, cho thôi việc, khen thưởng và kỷ luật đối với CBCQCS; quy định về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với CBCQCS.

Tóm lại, hoàn thiện pháp luật về CBCQCS theo yêu cầu xây dựng NNPQ là vấn đề tương đối mới, có nội dung phức tạp. Vì vậy, luận văn khó có thể giải quyết một cách đầy đủ, toàn diện vấn đề.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1991), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về chính quyền cấp cơ sở, Bắc Thái.

2. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2000), Chính quyền xã và quản lý nhà nước ở

cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2001), Báo cáo phụ lục về Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã (phục vụ biên tập Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 - khóa IX), Hà Nội.

4. Huỳnh Thanh Bình (1999), Nghiên cứu củng cố chính quyền cơ sở các tỉnh, thành

phố vùng duyên hải miền Trung giai đoạn 2000- 2005 và những năm tiếp theo, Nha Trang.

5. Các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Các quy định pháp luật về xã, phường, thị trấn (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Vũ Đức Đán (2002), "Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ

sở", Quản lý nhà nước, (5), tr. 23-26.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Ngọc Đường (1998), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

15. Vũ Hiền (2002), "Những quyết sách hướng về cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (8).

16. Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

17. Hiến pháp Việt Nam 1959.

18. Hiến pháp Việt Nam 1980.

19. Hiến pháp Việt Nam 1992 (đã sửa đổi).

20. Học viện Hành chính quốc gia (1997), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Học viện Hành chính quốc gia (2001), Lý luận chung Nhà nước và pháp luật Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Lê Chi Mai (2002), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp", Tạp chí Cộng sản, (20), tr. 33-37.

24. Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái (1996), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh.

25. Hồ Chí Minh, (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Vũ Đặng Minh (2000), "Dự báo xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà

nước những năm đầu thế kỷ 21", Quản lý Nhà nước, (81).

28. Những quy định pháp luật về xã, phường, thị trấn (2001), Nxb Lao động, Hà Nội.

29. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998; Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã sửa đổi) (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Thang Văn Phúc (2002), Cơ sở định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đề tài KX 04. 09, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.

31. Hoàng Thị Kim Quế (2001), " Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền", Dân chủ và pháp luật, (5), tr. 5-8.

32. Sổ tay pháp luật của cán bộ xã, phường, thị trấn (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Hữu Tám (2002), "Đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực hành chính

nhà nước cấp xã", Tổ chức nhà nước, (3), tr. 17-19.

34. Lê Minh Tâm (1991), "Một số ý kiến về khái niệm hệ thống pháp luật và những tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật", Nhà nước và pháp luật, (1).

35. Trần Thành (2002), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới ánh

sáng của Đại hội IX", Lý luận chính trị, (2), tr. 6-8.

36. Trần Hữu Thắng (2001), Đổi mới chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở đáp

ứng yêu cầu cải cách hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

37. Trần Nho Thìn (2000), Đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Lê Minh Thông (2002) "Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở nước ta hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 3-16.

39. Lê Minh Thông (2002) "Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 116 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)