Tuyển dụng, lựa chọn và bố trí, sắp xếp cán bộ vào trong bộ máy chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 67 - 69)

quyền cơ sở

+ Đối với cán bộ dân cử: căn cứ vào nhiệm kỳ của HĐND và UBND; UBND xã phường thị trấn chủ động báo cáo với Đảng ủy để chỉ đạo thực hiện việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện đúng tiêu chuẩn mới đề cử, ứng

cử và hiệp thương lựa chọn để đưa ra bầu cử. Tại Điều 2 và Điều 3 Luật bầu cử đại

biểu HĐND quy định điều kiện và tiêu chuẩn người được bầu cử: "Đại biểu Hội đồng

nhân dân phải là những người trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, người tiêu biểu trong nhân dân, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, làm cho dân giàu, nước mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, được nhân dân tín nhiệm".

+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: phải lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-LT-TCCP-BTC-BLĐTB và XH ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cụ thể là: có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt; có văn bằng Nhà nước cấp đạt trình độ từ sơ cấp trở lên về chuyên môn địa chính (đối với cán bộ địa chính), tài chính - kế toán (đối với những cán bộ tài chính kế toán), pháp lý (đối với cán bộ tư pháp - hộ tịch), văn thư lưu trữ, hành chính, thống kê tổng hợp và các chuyên ngành chuyên môn khác phải được bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng (đối với cán bộ văn phòng- thống kê tổng hợp); đủ sức khỏe, tuổi đời không quá 35 tuổi đối với nữ và không quá 40 tuổi đối với nam.

Quy trình tuyển chọn: căn cứ vào tiêu chuẩn trên UBND cấp xã đề nghị Phòng Tổ chức cấp huyện phối hợp với các phòng chuyên môn của từng xã, phường, thị trấn trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giao cho Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng lao động dài hạn với từng cán bộ theo từng chức danh chuyên môn, sau khi có ý kiến của sở, ban, ngành.

Qua việc nghiên cứu những quy định về tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ vào bộ máy chính quyền cơ sở cho thấy:

Nhà nước ta chưa có một cơ chế tạo nguồn phù hợp nhằm thu hút học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản, để sử dụng ổn định lâu dài.

Pháp luật chưa có những quy định tiêu chuẩn hóa cho từng chức danh CBCQCS về trình độ văn hóa, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà chủ yếu mới tập trung vào các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, sức khỏe, kinh nghiệm, thâm niên công tác.

Nhà nước thiếu những quy định về cơ chế xét tuyển hoặc có thể thi tuyển (đối với những địa phương có điều kiện) để đảm bảo khách quan, chính xác, nhằm sử dụng đúng từng loại cán bộ, chấm dứt tình trạng nhìn nhận, đánh giá cán bộ theo cảm tính, vì lợi ích cá nhân, cục bộ gia đình như hiện nay.

Nhà nước chưa có khung pháp lý để hướng dẫn cấp xã trong việc bố trí các chức danh chuyên môn theo quy mô diện tích, dân số, tính chất và đặc điểm tự nhiên của từng cơ sở. Phương pháp bầu cử đại biểu HĐND còn nặng nề về hình thức, chưa được đổi mới từ khâu quán triệt tiêu chuẩn, quy định số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu, giới thiệu hiệp thương tuyển chọn và bầu cử, làm cho nhân dân ít quan tâm đến việc giới thiệu và lựa chọn những người đại diện cho mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)