Xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật về cán bộ chính quyền cơ sở trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 98 - 109)

- Về chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở

3.2.1.2.Xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật về cán bộ chính quyền cơ sở trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng

cơ sở trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng

Thể chế hóa kịp thời đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước là phương hướng cơ bản và chủ yếu hiện nay của công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Pháp luật có vai trò quan trọng, là phương tiện thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chính sách kinh tế của Đảng. Nghị quyết của Đảng đã nhiều lần chỉ rõ: không được lẫn lộn giữa chính sách và pháp luật, không thể chỉ dừng lại ở Nghị quyết, ban hành chính sách để quản lý, mà phải tiến hành thể chế hóa, quản lý bằng pháp luật; pháp luật là phương thức riêng của Nhà nước, chỉ có Nhà nước mới sử dụng phương thức này, một phương pháp có quyền uy và sức mạnh đối với toàn xã hội. Như vậy, chính sách của Đảng là nội dung mà trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật. Chính sách đưa ra phương hướng phải tiến tới, ấn định nguyên tắc giải quyết các vấn đề, còn pháp luật quy định cụ thể trong từng trường hợp mỗi người phải thi hành có quyền và nghĩa vụ gì, phải hành động hay không được hành động. Mặt

khác, pháp luật còn quy định những biện pháp cưỡng chế nếu có những hành vi vi phạm.

Điều này có nghĩa là hoàn thiện pháp luật về CBCQCS phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về những nội quy cơ bản trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ làm căn cứ cho xây dựng và ban hành. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về CBCQCS trong những năm tới cần phải bám sát những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ chính quyền cơ sở

Tuyển chọn CBCQCS là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có đủ tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra. Việc tuyển chọn chính xác hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế dân chủ xã hội, cơ chế cạnh tranh nhân tài, các chính sách thu hút nhân tài, v.v.. Việc phát hiện, lựa chọn đúng nhân tài còn tùy thuộc vào việc xây dựng các quy trình, quy chế tuyển chọn cán bộ. Điều này chỉ thực hiện được khi xây dựng đủ quy chế tuyển chọn CBCQCS. Hiện nay, chúng ta chưa có quy chế tuyển chọn CBCSCS riêng mà việc tuyển chọn CBCQCS được tiến hành theo một quy chế chung và điều nay là chưa hợp lý, vì rõ ràng đội ngũ CBCQCS có những đặc thù riêng như phần trên của luận văn đã phân tích.

Khi xây dựng quy chế tuyển chọn CBCQCS cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thực sự không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân, v.v... Mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Ai có tài, có đức phải được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng "sống lâu lên lão làng", tư tưởng đẳng cấp, thứ bậc theo kiểu phong kiến. Việc tuyển chọn CBCQCS phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, khắc phục tình trạng "ô dù", cảm tính, "ê kíp", bè phái, cục bộ hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy chính quyền cơ sở. Mọi người đều bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo.

Xây dựng quy chế tuyển chọn CBCQCS cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài cho bộ máy chính quyền cơ sở. Bất kỳ một vị trí,

một chức danh nào đều được giới thiệu công khai, rộng rãi yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để mọi người có thể tham gia ứng cử, thi tuyển một cách dân chủ. Người tham gia ứng cử hoặc được đề cử phải có đề án công tác, có mục tiêu, chương trình hành động cụ thể. Có thể quy định và áp dụng hình thức thuyết trình công khai để mọi người lựa chọn. Cần kết hợp thi tuyển chuyên môn sát hạch năng lực với việc đánh giá các phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ thông qua thăm dò tín nhiệm và sự lựa chọn dân chủ của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều người tham gia thi tuyển vào một chức vụ, cương vị. Sau khi có sự thống nhất giữa kết quả thi tuyển về chuyên môn với việc đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức mới ra quyết định đề bạt, bổ nhiệm.

Cùng với việc thực hiện chế độ thi tuyển, cần kết hợp với các hình thức khác như khuyến thích CBCQCS có thành tích xuất sắc, khuyến khích và động viên cán bộ đến những vùng khó khăn vùng sâu, vùng xa công tác nhằm tăng cường cán bộ các vùng đang thiếu cán bộ. Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ thưởng, phạt đối với CBCQCS có thành tích hoặc bị khuyết điểm, làm cho đội ngũ CBCQCS luôn luôn trong sạch, vững mạnh.

Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn được nhiều CBCQCS có chất lượng tốt, tạo thế chủ động về nguồn cán bộ, cần mở rộng diện nguồn, có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài. Có chính sách thu hút sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về công tác ở cơ sở.

Thứ hai, xây dựng quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng CBCQCS

Việc xây dựng quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng CBCQCS phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy hết trí tuệ tập thể. Bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng CBCQCS phải đảm bảo đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã được đào tạo.

Để việc bầu cử, bổ nhiệm CBCQCS thực hiện nghiêm túc có thời hạn thì nội dung của quy chế phải có những quy định bổ nhiệm là bao nhiêu năm (không nên quá 5 năm cho một lần đề bạt, bổ nhiệm), sau khi hết thời hạn bổ nhiệm, coi như hết trách

nhiệm, CBCQCS muốn ứng cử, tái cử lại nhiệm kỳ mới hoặc thời hạn tiếp theo phải làm lại quy trình từ đầu.

Không để một người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt kéo dài quá hai nhiệm kỳ ở chính quyền cấp cơ sở. Đồng thời cũng không để một người đảm đương quá nhiều chức vụ công việc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhiệm vụ chủ yếu.

Trong xây dựng quy chế đề bạt, bổ nhiệm CBCQCS hướng tới giảm bớt chế độ ủy nhiệm, tăng cường chế độ bổ nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm, đề bạt trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và xử lý đối với cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm.

Cần quy định trong mỗi nhiệm kỳ, trong thời hạn được bổ nhiệm, CBCQCS phải được lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá kết quả công việc theo định kỳ và tiêu chí cụ thể. Nếu cán bộ nào không đủ 2/3 số phiếu tín nhiệm, địa phương xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực lớn thì buộc phải từ chức, rút chức hoặc bãi miễn, không nhất thiết phải chờ hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Phải quy định và mở rộng hình thức từ chức, rút chức, nếu CBCQCS không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc qua thăm dò không còn tín nhiệm. Nếu CBCQCS không tự nguyện từ chức, rút chức thì phải có biện pháp bãi miễn chức vụ.

Xây dựng quy trình, quy chế đề bạt, bổ nhiệm và sử dụng CBCQCS cần gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Chỉ đề bạt, bổ nhiệm CBCQCS trong diện quy hoạch, đã được đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Không đề bạt, bổ nhiệm CBCQCS chưa được đào tạo. Khắc phục tình trạng cơ cấu hình thức trong bộ máy chính quyền cơ sở, không vì cơ cấu mà đề bạt, bổ nhiệm những người thiếu tiêu chuẩn. Việc bố trí CBCQCS phải nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, là hiệu quả hoạt động của từng cán bộ, chứ không phải để thực hiện chính sách cán bộ bằng cơ cấu và thông qua cơ cấu.

Đánh giá CBCQCS là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng, chính xác là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, để cho cán bộ nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa và phát huy ưu điểm của mình. Nếu đánh giá sai, dẫn tới sẽ dùng người sai, bỏ sót người tài, để phần tử cơ hội có điều kiện phát triển, làm cho nội bộ mất đoàn kết và làm cho cán bộ tốt bi quan, chán nản.

Yêu cầu của quy trình, quy chế đánh giá CBCQCS phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm. Việc đánh giá CBCQCS dứt khoát phải do tập thể cấp ủy đánh giá và kết luận. ý kiến của thủ trưởng dù hết sức quan trọng cũng chỉ là một ý kiến để cấp ủy tham khảo. Kết quả đánh giá phải được công khai cho mỗi cán bộ, không để tình trạng "nửa kín nửa hở", gây nên tâm trạng hoang mang và tạo kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng bôi nhọ cán bộ. Việc công khai có phạm vi, có mức độ phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giám sát, kiểm tra CBCQCS.

Đánh giá CBCQCS là việc khó, do vậy phải gắn vào tiêu chuẩn, chức trách của cán bộ, gắn vào công việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và gắn với cơ chế chính sách, phân tích cụ thể điều kiện, hoàn cảnh mà cán bộ hoạt động. Phải căn cứ vào mối quan hệ, thái độ đối với dân và việc chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng. Xây dựng tiêu chí đánh giá, thang đánh giá cho từng chức danh chuyên môn, từng cương vị. Tiêu chí quan trọng nhất, chủ yếu nhất là uy tín và hiệu quả công việc thực tế.

Để đánh giá CBCQCS được chính xác phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin: cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức Đảng, quần chúng nhân dân nơi công tác và nơi cư trú và sự tự đánh giá của bản thân, v.v...

Quy định mọi CBCQCS đều phải được nhận xét đánh giá thường xuyên, định kỳ. Đối với CBCQCS trước khi được đề bạt, bổ nhiệm cần phải được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và có hồ sơ lưu giữ kết quả đánh giá để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của cán bộ trên cương vị mới.

Thứ tư, xây dựng quy trình, quy chế quản lý CBCQCS

Quản lý, kiểm tra, giám sát CBCQCS là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp ủy và Chủ tịch UBND phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ CBCQCS luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc quy định. Xây dựng quy chế quản lý, kiểm tra, giám sát CBCQCS theo phương châm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mọi hoạt động của CBCQCS đều phải được quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ.

- Cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp xã phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ.

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với CBCQCS.

- Kiểm tra phải có kết luận cụ thể, rõ ràng, phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCQCS.

Việc xây dựng quy chế quản lý, kiểm tra giám sát CBCQCS phải chú trọng tới tính toàn diện, tính kịp thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và kết quả hoạt động chuyên môn, quản lý và kiểm tra chế độ tự học tập, rèn luyện của CBCQCS, v.v... Kết hợp chế độ kiểm tra thường xuyên, đều đặn theo định kỳ với việc kiểm tra đột xuất. Quy chế quản lý CBCQCS phải quy định cụ thể đối tượng bị kiểm tra là mọi CBCQCS, nhất là cán bộ chủ chốt của chính quyền cơ sở phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Cần có quy định cụ thể để nhân dân tham gia vào hoạt động này.

Thực hiện chế độ kiểm tra đối với CBCQCS một cách nề nếp, thường xuyên, đích thân Chủ tịch UBND, cấp ủy thường xuyên kiểm tra các nội dung quản lý, giám sát CBCQCS. Đồng thời cũng phải có quy định kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với Chủ tịch UBND và cấp ủy.

Thông qua hệ thống cơ chế, quy chế, chính sách cụ thể, chặt chẽ để kiểm tra, quản lý và giám sát CBCQCS. Có quy chế thưởng phạt nghiêm minh, vừa khuyến khích cái tốt, vừa mang tính chất răn đe, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực; đặc biệt là

thông qua chính sách tiền lương làm cho CBCQCS phải tự quản lý hoạt động của mình.

Thứ năm, xây dựng quy trình quy hoạch CBCQCS

Về mặt nhận thức, cần khẳng định phải có quy hoạch cán bộ đưa công tác quy hoạch cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cấp chính quyền. Các cấp chính quyền từ Trung ương tới cơ sở cần tổng kết đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong việc thực hiện quy hoạch của cấp mình. Có sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của CBCQCS trong diện quy hoạch. Kịp thời bố trí, sử dụng CBCQCS trong diện quy hoạch, khi họ có xu hướng phát triển đi lên.

Việc lựa chọn CBCQCS vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng trong quy hoạch. Muốn lựa chọn đúng CBCQCS đưa vào diện quy hoạch, cần rà soát đánh giá toàn bộ đội ngũ CBCQCS, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của từng CBCQCS. Căn cứ vào yêu cầu, chức trách của từng vị trí, chức danh mà lựa chọn cho phù hợp, đủ tiêu chuẩn. Việc lựa chọn CBCQCS đưa vào diện quy hoạch phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ cấp ủy, thường vụ. ở những mức độ và phạm vi nhất định có thể dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Số lượng CBCQCS đưa vào quy hoạch cũng cần được mở rộng, có thể là 3- 4 người cho một chức danh để họ có điều kiện thi đua học tập, phấn đấu vươn lên, để có điều kiện lựa chọn được người tốt.

Khi đã lựa chọn được CBCQCS vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý cán bộ lại là khâu quyết định. Công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của CBCQCS, căn cứ vào yêu cầu công việc mà tiến hành đào tạo, bồi dưỡng CBCQCS cho phù hợp. Cán bộ trẻ trong diện quy hoạch cần được đào tạo tập trung cơ bản, phải trải qua thời gian rèn luyện, thử thách

trong thực tiễn, gần sát với công việc dự kiến được giao. Cấp ủy và Chủ tịch UBND phải trực tiếp và thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, đánh giá mức độ trưởng thành của CBCQCS, quản lý và kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của CBCQCS. Thông báo kịp thời cho cán bộ đó biết về những mặt tốt để phát huy và mặt hạn chế để khắc phục. Việc quản lý, kiểm tra CBCQCS trong diện quy hoạch cũng cần dựa vào nhân dân và các đoàn thể quần chúng.

Trong xây dựng quy trình quy hoạch CBCQCS cần đổi mới nhận thức trong việc bố trí, sử dụng cán bộ quy hoạch. Không nhất thiết trường hợp nào cũng phải xếp thứ tự 1- 2- 3 đối với số cán bộ quy hoạch mà mọi CBCQCS trong diện quy hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu như nhau. Khi cần bổ sung CBCQCS cho một vị trí, chức danh nào đó thì lựa chọn một cách tập thể, dân chủ, có tham khảo sự tín nhiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay ppt (Trang 98 - 109)