Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ cấp xã nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 82 - 90)

cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng

Cơ chế, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo, quản lý xã hội. Hệ thống chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực cho sự phát triển của một hoạt động nào đó. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống cơ chế, chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sự sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hợp lực, v.v.. Ngược lại, cơ chế, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm, làm mất cán bộ, v.v.. Do vậy, có hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng thì mới góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Hiện nay, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cấp xã rất được Đảng và Nhà nước quan tâm điều chỉnh cho phù hợp. Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với

cán bộ xã, phường, thị trấn sang chế độ tiền lương theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP

ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công

chức xã, phường, thị trấn đã làm cho đội ngũ cán bộ cấp xã phấn khởi, yên tâm công tác

và thể hiện ý thức trách nhiệm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất hợp lý trong chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp cán bộ cấp xã:

Thứ nhất, bất hợp lý chế độ tiền lương giữa cán bộ chuyên trách do bầu cử với công

chức chuyên môn.

Với cùng trình độ đào tạo, nhưng cán bộ chủ chốt chỉ có hai bậc lương, còn công chức chuyên môn được nâng lương thường xuyên theo niên hạn, nên sau một vài năm, công chức chuyên môn sẽ có mức lương cao hơn mức lương của cán bộ chủ chốt; hoặc

khi đã là công chức chuyên môn, nhưng khi được bầu vào chức vụ cán bộ chuyên trách thì sẽ không được hưởng lương theo chế độ công chức nữa, điều này làm cho công chức chuyên môn giảm sút ý chí phấn đấu, không muốn được bầu vào các chức vụ chủ chốt.

Thứ hai, bất hợp lý về việc quy định số lượng chức danh và mức phụ cấp đối với cán

bộ không chuyên trách (cả cấp xã và ấp, khu phố).

Việc quy định này là do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, cho nên một số nơi quy định thêm nhiều chức danh ngoài quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ, gây khó khăn cho ngân sách và tạo sự chênh lệch quá lớn, không thống nhất trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở giữa các địa phương. Đồng thời theo quy định này, khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh, cán bộ không chuyên trách cấp xã không đương nhiên được tăng mức phụ cấp ngay, mà phải chờ Hội đồng nhân dân tỉnh họp, có nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thì Uỷ ban nhân dân tỉnh mới có quyết định điều chỉnh mức phụ cấp. Như vậy vừa rườm rà về thủ tục, lại không kịp thời động viên, khích lệ tính tích cực của cán bộ.

Thứ ba, bất hợp lý về chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cấp xã. Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức cấp xã là 20 năm; đồng thời, nữ phải 55 tuổi, nam phải 60 tuổi mới đủ điều kiện nghỉ hưu, là chưa phù hợp với cán bộ, công chức cấp xã, nhất là đối với những vùng khó khăn. Việc quy định một số chức danh có tuổi tham gia lần đầu quá cao (55 – 65 tuổi) không phù hợp với Bộ luật Lao động; khi tuyển dụng lần đầu đối với công chức cấp xã không quá 35 tuổi lại không phù hợp với Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Vì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên các địa phương chưa có cơ sở để thực hiện chế độ này cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã. Tuy vậy, có địa phương đã chủ động vận dụng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng trên, cho nên xuất hiện tình trạng cùng là cán bộ không chuyên trách cấp xã nhưng hiện nay có địa phương thì giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, còn phần lớn các địa phương lại chưa thực hiện.

Để cán bộ thực sự yên tâm và chuyên tâm vào công việc được phân công thì tiền lương, phụ cấp phải là nguồn thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo cho cán bộ đủ sống, có

mức sống trên hoặc bằng mức sống trung bình của xã hội. Thực tế cho thấy tiền lương, phụ cấp của cán bộ cấp xã so với giá cả thị trường hiện nay không đủ nuôi sống bản thân cán bộ đó, thậm chí còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình; đặc biệt là đối với cán bộ người dân tộc Khmer kinh tế gia đình đã khó khăn, bản thân là lao động chính trong gia đình, nay lại dành hết thời gian tham gia công tác ở xã, dẫn đến gia đình càng khó khăn hơn, cho nên xuất hiện tình trạng cán bộ cấp xã rất tích cực công tác, có triển vọng phát triển nhưng lại làm đơn xin nghỉ để lo kinh tế gia đình.

Để từng bước giải quyết thực trạng trên cũng như khắc phục những bất hợp lý trong chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer nói riêng, cần phải làm tốt một số việc như sau:

Một là, trên cơ sở phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP của Chính phủ, xác định biên chế và mức phụ cấp trách nhiệm cho phù hợp với quy mô và chức danh cán bộ của mỗi xã, phường, thị trấn. Trong số cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, cần khẩn trương nghiên cứu để phân loại và có chính sách phù hợp theo hướng một số chức danh cán bộ chuyên trách cần thiết và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của công chức nhà nước thì chuyển sang chế độ công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ ở các cấp. Số cán bộ này được hưởng lương chuyên môn, nâng lương theo niên hạn, nâng phụ cấp trách nhiệm theo chức danh trên cơ sở phân loại và thực hiện chế độ bảo hiểm.

Hai là, các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để

chuyển thành công chức nhà nước thì giữ nguyên. Khi được bầu cử giữ chức vụ nào thì hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ đó và thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc, khi thôi đảm nhiệm chức vụ bầu cử thì thôi hưởng phụ cấp và đóng bảo hiểm tự nguyện.

Ba là, đối với cán bộ không chuyên trách (cả cấp xã và ấp, khu phố) cần thực hiện

theo hướng tự quản, khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ cần có hướng dẫn khung về mức phụ cấp để các địa phương thực hiện thống nhất trong cả nước.

Bốn là, tiếp tục thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cấp xã, đi

đôi với khắc phục lạm phát, bình ổn giá cả thị trường; từng bước rút ngắn khoảng cách giữa lương danh nghĩa với lương thực tế.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng cán bộ cấp xã nói chung và

cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer nói riêng. Việc học tập là quyền lợi và nghĩa vụ

của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn đội ngũ cán bộ [14, tr.89]. Do vậy, các cấp uỷ đảng và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị có trách nhiệm tổ chức, quản lý và kiểm tra chế độ học tập của đội ngũ cán bộ thuộc quyền; đồng thời có chế độ chính sách, kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ học tập có chất lượng và hiệu quả đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn công tác.

Chính sách đào tạo cán bộ của Đảng phải hướng đến việc đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt, những người này thường rất tích cực trong phong trào cách mạng của quần chúng, cần sớm phát hiện và chăm lo bồi dưỡng để nâng đỡ họ, đào tạo họ trở thành những hạt giống cách mạng, hạt nhân của phong trào quần chúng sau này.

Với mục đích ý nghĩa và thực trạng nêu trên về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer, cần làm tốt một số việc như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, sớm ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và

thực hiện việc chuẩn hoá, phấn đấu đến năm 2015 đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã phải đạt chuẩn, nếu không thì nhất thiết phải thay thế.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt chế độ khuyến khích, động viên, chế độ ưu tiên và miễn giảm học phí cho con em dân tộc Khmer nghèo vượt khó học giỏi, đạo đức tốt, sinh viên người Khmer các ngành sư phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp.

Phối hợp với các cơ quan lực lượng vũ trang lựa chọn những thanh niên là người dân tộc Khmer sau khi đã hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự tiếp tục đưa đi đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.

Về chính sách đối với cán bộ được luân chuyển.

Thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Kiên Giang đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án 310 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Kiên Giang. Trong đó, quy định một số chế độ, chính sách đối với cán bộ được luân chuyển. Ngày 3 tháng 6 năm 2009, Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành công văn số: 837-CV/TU về việc điều chỉnh chế độ, chính sách đối với cán bộ được luân chuyển. Với việc quy định các mức trợ cấp và một số chế độ hỗ trợ khác, bước đầu đã tạo sự yên tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khi được luân chuyển. So với mức sống như hiện nay và mức lương phụ cấp của cán bộ cấp xã, mặc dù bước đầu giải quyết được một số khó khăn, nhưng về lâu dài trong chính sách hỗ trợ luân chuyển cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

- Cán bộ luân chuyển về những nơi khó khăn được tăng gấp đôi mức sinh hoạt phí hoặc được trợ cấp thường xuyên hàng tháng (trong thời gian luân chuyển). Có chính sách ưu đãi đặc biệt về thời hạn lên chức, lên lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và y tế.

- Chế độ nhà công vụ cần được quan tâm và thực hiện tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được luân chuyển yên tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ.

- Tạo điều kiện cho vợ (chồng), bố mẹ và con cái của cán bộ luân chuyển được hưởng những ưu tiên về việc làm, học hành, chữa bệnh, nhà ở tại nơi cán bộ luân chuyển đến

KẾT LUẬN

Công tác cán bộ luôn là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Lịch sử cách mạng qua các giai đoạn đã chứng minh tính đúng đắn của luận điểm trên. Trong giai đoạn hiện nay, phải đặt công tác cán bộ trong một hoàn cảnh mới, với những yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng để có sự đổi mới tư duy và cách làm đạt hiệu quả thiết thực trong công tác cán bộ.

Đối với Kiên Giang là tỉnh đứng thứ ba trong khu vực về tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer; việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, phải tính đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer vững vàng về lập trường chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu mới, có năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là việc làm hết sức cấp bách của Đảng bộ tỉnh.

Từ sự phân tích những đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã người dân tộc Khmer và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này, tác giả nhận thấy cần thống nhất nhận thức trong các cấp uỷ đảng, đặc biệt là cấp uỷ cơ sở nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống; đồng thời các cấp uỷ đảng cũng cần phải có những tầm nhìn chiến lược, và hướng tới việc sử dụng đội ngũ cán bộ này chẳng những vì cơ cấu mà còn ở phẩm chất đạo đức và năng lực thực tế của họ.

Qua khảo sát, đề tài cho thấy, số lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer ở 64/ 142 xã, phường, thị trấn trong tỉnh số lượng rất ít và chất lượng còn thấp. Từ sự phân tích thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ này, luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ, bao gồm việc nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer; làm tốt các khâu, các Quy chế trong công tác cán bộ, trong đó chú ý đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; cả việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ cấp xã, và việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong xây dựng đội ngũ cán bộ này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ là bước đầu, hẳn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, như: việc chuẩn bị những nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ người dân tộc Khmer trong giai đoạn cách mạng mới ở tỉnh Kiên Giang; v.v..

KIẾN NGHỊ

- Đối với Trung ương:

Ban Tổ chức Trung ương sớm điều chỉnh, bổ sung quy chế đánh giá cán bộ cho sát hợp, cụ thể để có phương pháp đánh giá chính xác; đồng thời xem xét đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm của hệ Đảng và Chính quyền đảm bảo phù hợp và thống nhất.

Ban hành quy định về nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo từng chức danh cán bộ các cấp. Hàng năm, có chương trình, nội dung cập nhật kiến thức cho cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ.

Sớm ban hành các quy định về chính sách đối với cán bộ cấp xã theo tinh thần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 82 - 90)