TỘC KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
1.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có đường biên giới trên bộ giáp Campuchia 56,8km, vùng biển rộng 63.000 km2 với trên 140 hòn đảo lớn, nhỏ; diện tích tự nhiên 6.340 km2, dân số trên 1,7 triệu người. Đồng bào Khmer có 214.979 người, chiếm 12,68 %; sinh hoạt tôn giáo ở 73 chùa
với 1.400 sư sãi, 146 vị
À cha, 3.285 vị trong Ban quản trị chùa. Đồng bào Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, đại bộ phận sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, kinh tế chậm phát triển, tập quán sản xuất, sinh hoạt tuy có tiến bộ so với trước nhưng vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Toàn tỉnh có 12 huyện (trong đó có hai huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải), 01 thành phố (Rạch Giá), và 01 thị xã (Hà Tiên); 142 xã, phường, thị trấn (115 xã, 11 phường và 16 thị trấn), trong đó có 07 xã biên giới; 17 xã đảo; 64 xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống, 53 xã thuộc diện khó khăn và 27 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Về tổ chức đảng, có 19 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ; 689 tổ chức cơ sở đảng; 2.208 chi, đảng bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổng số đảng viên 30.022 đảng viên, trong đó có 1.448 đảng viên là người dân tộc Khmer, chiếm 4,82% so với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ.
Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã, đến hết tháng 3 năm 2009, toàn tỉnh có 6.819 người, trong đó cán bộ là người dân tộc Khmer là 353 người, chiếm 5%. Như vậy, so với chung của toàn tỉnh tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc Khmer vẫn chiếm rất ít (xem phụ lục 1, 2).
Qua khảo sát trên 64 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trong tổng số 640 cán bộ tương ứng với 10 chức danh thì cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer chỉ có 51 người, chiếm tỷ lệ 8%. Trong đó:
Bảng 1.1: Cơ cấu chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer