Quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 28 - 32)

1.2.1. Quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang Khmer ở tỉnh Kiên Giang

Công tác cán bộ của Đảng là một mắt khâu rất quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, vấn đề đã được nêu lên thành quan điểm mà Đảng ta trình bày tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá X, đó là: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng” [18, tr.271]. Khâu đột phá trong mắt khâu then chốt đó

chính là xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, xuất phát từ vị trí, vai trò rất quan trọng của đội ngũ này. Do vậy, trong xây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer cần có những quan niệm đúng đắn, thì việc xây dựng đội ngũ này mới đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, từ “xây dựng” có 3 nghĩa chính: 1. Làm nên, gây dựng nên: xây dựng nhà máy, xây dựng chính quyền,…; 2. Tạo ra các giá trị tinh thần, có nội dung nào đó: xây dựng cốt truyện, xây dựng đề cương,…; 3. (Thái độ, ý kiến): có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng, ….

Như vậy, có thể hiểu nghĩa tổng quát “xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer” là toàn bộ hoạt động của chủ thể có đủ thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý, nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có lập trường chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đồng thời còn bao hàm cả việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer hiện có, để đội ngũ này thích ứng với cơ chế mới, yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra.

Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh

thống chính trị cấp tỉnh; các Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, trong đó trước hết là Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ và những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện; tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, mà trực tiếp là Ban Thường vụ Đảng uỷ xã, phường, thị trấn, và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã.

Theo sự phân cấp quản lý cán bộ, thì cán bộ chủ chốt cấp xã do Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, họ hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Đảng uỷ xã. Như vậy, cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer vừa là chủ thể vừa là đối tượng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer; với vai trò là chủ thể thì họ cần phải nêu cao tinh thần tự giác trong phấn đấu học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn để trở thành những cán bộ tốt của nhân dân, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng đó là một khoa học về con người, nghiên cứu và tìm ra những con người thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức

gánh vác những trọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Công tác đó bao gồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; xác định tiểu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán bộ, những tiêu chí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ; và thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ.

Công tác cán bộ là một bộ phận trong công tác xây dựng Đảng, là công tác Đảng, liên quan chặt chẽ với việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách và nhiệm vụ chính trị, với việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, cơ chế và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong cả hệ thống chính trị.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang nhất thiết phải thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các khâu trên, trong đó các cấp ủy đảng, đặc biệt là cấp ủy cơ sở nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cần có sự quan tâm xây

dựng chương trình, kế hoạch, nghị quyết riêng về đội ngũ này để thực hiện được thống nhất, đi vào nề nếp và có chất lượng.

- Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng ở tỉnh Kiên Giang là quá trình làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ đảng ở địa phương về vị trí, vai trò tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, quán triệt quan điểm, mục tiêu và những giải pháp

trong Chiến lược cán bộ của Đảng, nhằm tạo sự thống nhất trong các cấp uỷ trong việc

xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Cần phải nhận thức được rằng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer ở những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống xuất phát từ đòi hỏi của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở những nơi đó cần những cán bộ chủ chốt là người Khmer có đủ phẩm chất, năng lực tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của cơ sở; xuất phát từ yêu cầu đổi mới hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở cở sở; công tác cán bộ của Đảng phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị” [18, tr.241]. Đây là vấn đề được nêu lên thành nguyên tắc. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer là nhiệm vụ không tách rời nhiệm vụ chung của công tác cán bộ của cấp ủy Đảng. Do vậy, có được một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer có chất lượng và đồng bộ về cơ cấu hay không, phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận thức đúng đắn và thống nhất của các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer đồng thời với việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, quan điểm trong công tác cán bộ của Đảng; phải đặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này trong một hoàn cảnh mới với

những yêu cầu mới đang đặt ra của thực tiễn cuộc sống để đổi mới tư duy và cách làm.

thực sự có chất lượng chứ không phải là sự chắp vá đơn thuần theo cơ cấu, phải được tính toán, cân nhắc trong quá trình làm quy hoạch, tìm nguồn quy hoạch, đưa vào quy hoạch, theo dõi giúp đỡ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn công tác. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này phải đào tạo một cách có bài bản, qua trường lớp, chú ý đào tạo cả về phẩm chất đạo đức cách mạng lẫn năng lực lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thích ứng với cơ chế mới, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer gắn với việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn

chung của cán bộ, đồng thời có những quy định, những tiêu chuẩn đặc thù phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Việc xây dựng đó nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý với tỷ lệ người dân tộc Khmer ở nơi đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Nội dung, phương pháp, cách làm phải dân chủ công khai, phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng, khắc phục tư duy theo nhiệm kỳ, phải được làm thường xuyên, liên tục. Nếu chỉ chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer hiện có thì cho dù hoàn thành đến mấy chúng ta mới chỉ làm được một nữa công việc, vì cuộc sống đang ở phía trước, những thách thức của cuộc sống không ngừng được đặt ra. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer khi đã được đưa vào trong quy hoach phải được đào tạo toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ mọi mặt, cả chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, tin học, v.v.. ; có như vậy công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer sẽ không lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống.

Tóm lại, xây dựng cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang là toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ đảng, các cơ quan tham mưu và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là những huyện, xã có đông đồng bào Khmer sinh sống được thể hiện ở các khâu: đề ra nghị quyết và các quyết định liên quan đến công tác cán bộ cấp xã; tạo nguồn cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ; đào tào, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá cán bộ; quản lý, bố trí và sử dụng cán bộ, luân chuyển cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ ở cấp xã nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

xã là người dân tộc Khmer có chất lượng và cơ cấu hợp lý, đảm bảo sự kế thừa, liên tục giữa các thế hệ, đáp ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

1.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 28 - 32)