SỐ LƯỢNG (người) TỶ LỆ GHI CHÚ 1 <= 30 17 33% 2 31 → 40 10 20% 3 41 → 50 15 29% 4 51 → 55 4 8% 5 > 55 5 10% Cộng 51 100%
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
Với cơ cấu như trên, đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer hiện có là tương đối trẻ. Nếu được đào tạo, bồi dưỡng nghiêm túc sẽ là hạt nhân rất quý cho cơ sở nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống bởi vì khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại rất nhanh, thích ứng được với cái mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, hầu hết đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hoạt động cách mạng và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân; là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, được nhân dân tín nhiệm, luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; không tham nhũng lãng phí và kiên quyết đấu chống những biểu hiện tham nhũng lãng phí; một lòng đi theo Đảng, không chấp nhận đa nguyên đa đảng, có ý thức vươn lên trong hoạt động cách mạng và công tác thực tiễn ở cơ sở.
Bảng 1.4: Trình độ học vấn phổ thông của cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer LOẠI TỔNG SỐ CẤP I CẤP II CẤP III SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Cán bộ người Khmer 353 8 2% 101 29% 244 69% Cán bộ chủ chốt người Khmer 51 0 0% 17 33% 34 67%
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
Bức tranh chung về trình độ học vấn của hai loại cán bộ là học vấn phổ thông dưới cấp III còn nhiều, đáng lưu ý hơn là vẫn còn trình độ dưới cấp I. Điều đó cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở cấp xã rất thấp cho nên để đào tạo cơ bản về chuyên môn và trình độ lý luận chính trị có chất lượng thì ít nhất phải học hết phổ thông trung học. Qua khảo sát thực tế ở các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống thì nguyên nhân trình độ học vấn thấp có rất nhiều nhưng cơ bản là học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp thường không thích vào công tác trong hệ thống chính trị cơ sở do mức lương và phụ cấp hiện nay ở cơ sở thấp so với đi làm cho tư nhân. Trình độ học vấn thấp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị thấp.
Về trình độ chuyên môn:
Bảng 1.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer
LOẠI Tổng số
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học CHƯA QUA ĐÀO TẠO Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Cán bộ người Khmer 353 3 1% 112 32% 1 0,4% 7 2% 230 64,6% Cán bộ chủ 51 0 0% 21 41% 0 0% 3 6% 27 53%
chốt người
Khmer
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
Bảng 1.6: Nội dung đào tạo chuyên môn của cán bộ chủ chốt cấp xã
là người Khmer
TT Nội dung đào tạo Số lượng
1. Trung cấp quân sự 5
2. Trung cấp hành chính 4
3. Trung cấp quản lý nhà nước 3
4. Trung cấp thanh vận 2 5. Trung cấp phụ vận 2 6. Trung cấp tài chính 2 7. Trung cấp thống kê 1 8. Trung cấp y sĩ 1 9. Trung cấp công an 1 Tổng 21
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
Bảng thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer ở các xã có đông đông bào Khmer ở Kiên Giang rất thấp. Số cán bộ được đào tạo trung cấp chiếm tỷ lệ 41%; đại học chỉ có 6% (gồm các chuyên ngành: Cử nhân Luật, Kinh tế - chính trị, Xã hội học, loại hình đào tạo chủ yếu là tại chức); còn hơn một nữa (53%) chưa được đào tạo.
Mặt khác, số được đào tạo qua các chuyên nghành chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, không theo đúng với quy hoạch, còn chắp vá.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn bất cập, chưa phù hợp giữa chuyên môn
Hội cựu chiến binh xã (xã Bàn Tân Định - Giồng Riềng); trung cấp phụ vận bố trí phụ trách Bí thư Đoàn Thanh niên xã (thị trấn Kiên Lương - Kiên Lương), trong khi trung cấp thanh vận lại phụ trách Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã (xã Vĩnh Hòa Phú - Châu Thành), v.v..
Như vậy, công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ này thiếu sự đồng bộ. Với thực trạng đó, đa số họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, lối mòn, chất lượng và hiệu quả công tác không cao.
Về trình lý luận chính trị:
Bảng 1.7: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ cấp xã là người Khmer
LOẠI Tổng số
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp CHƯA QUA ĐÀO TẠO Số lượn g Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượn g Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Cán bộ Người Khmer 353 44 12% 87 25% 2 1% 220 62% Cán bộ chủ chốt người Khmer 51 6 12% 24 47% 0 0% 21 41%
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
Trình độ lý luận chính trị cũng không khá hơn so với học vấn và chuyên môn, số chưa qua đào tạo đều cao. Đối với cán bộ chủ chốt mà số chưa qua đào tạo cao như vậy là điều rất đáng lưu ý bởi họ phải là những người có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng lĩnh hội chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ này tham gia công tác chủ yếu là ở lòng nhiệt tình cách mạng, một lòng một dạ đi theo Đảng chứ chưa hoàn toàn dựa vào niềm tin có cơ sở khoa học vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng.
Với thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh như hiện nay, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa đạt mục tiêu theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người
dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 – 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 34/2006/QĐ-
TTg, ngày 08 tháng 02 năm 2006, của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Đề án, mục tiêu cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 50% có trình độ trung cấp trở lên. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ cấp xã là người dân tộc Khmer được đào tạo qua trung cấp chỉ đạt 32%, và số chưa qua đào tạo ở mức là 65%; trong 51 cán bộ chủ chốt cấp xã ở 64 xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống, trình độ trung cấp mới chỉ đạt 41%, với số chưa qua đào tạo chiếm tới 51%;
Mục tiêu cụ thểvề trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ
qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 40% có trình độ trung cấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ cấp xã là người dân tộc Khmer được đào tạo qua trung cấp lý luận chính trị chỉ đạt 25%, sơ cấp là 12% và số chưa qua đào tạo là 62%; đội ngũ cán bộ chủ chốt người Khmer trình độ trung cấp đạt 41%, sơ cấp là 12%, với số chưa qua đào tạo chiếm tới 41%.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay có số lượng rất ít so với nhu cầu thực tế của những xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. Trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ này rất thấp, số chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao, chưa đáp ứng với nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giai đoạn hiện nay. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu rất cấp bách cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer, phải chú ý nhiều hơn nữa đến số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ này.
1.3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay