CHỨC DANH TỔNG SỐ DÂN TỘC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 48 - 50)

thiểu số..v..v.); đối với cán bộ người dân tộc thiểu số thì quy hoạch bằng đến cao hơn khoá trước.

Kết quả công tác công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer ở Kiên Giang đến năm 2010 và 2015 như sau:

Bảng 1.8: Công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer

CHỨC DANH TỔNG SỐ DÂN TỘC DÂN TỘC KHMER TỶ LỆ Ban chấp hành Đảng uỷ 3588 231 6,4% Bí thư Đảng uỷ 488 8 1,6% Phó Bí thư Đảng uỷ 551 22 4% Chủ tich Hội đồng nhân dân 371 14 3,8% Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 436 11 2,5%

Cộng 5434 286 5%

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Thực hiện các quyết định của cấp uỷ cấp trên về công tác quy hoạch cán bộ, các cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ cũng xây dựng kế hoạch thực hiện sát với đơn vị cơ sở. Thực tế ở huyện Kiên Lương (huyện biên giới, đồng bào Khmer sinh sống cũng nhiều so với các huyện khác trong tỉnh chiếm 15%. Toàn huyện có 9/13 xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm các xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hoà, Hoà Điền, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà, Vĩnh Điều và thị trấn Kiên Lương), Huyện uỷ đã xây dựng kế hoạch số 25-KH/HU ngày 05-9-2006 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo cơ cấu hợp lý về cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở những xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống.

Kết quả quy hoạch cho thấy: Tổng số cán bộ cấp xã được quy hoạch có 368 người, trong đó uỷ viên Ban Thường vụ là 145 người, cán bộ ấp là 35 người, cơ cấu cán bộ nữ là 96 người chiếm 26,08%, cán bộ là người dân tộc Khmer 22 người chiếm 5,98%; riêng chức danh chủ chốt trong tổng số quy hoạch là 140 người, cơ cấu dân tộc Khmer là 5 người chiếm 3,57% [3].

Hạn chế trong công tác này là một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng. Thể hiện trong kế hoạch, hướng dẫn về công tác quy hoạch đối với cán bộ người dân tộc Khmer, các cấp ủy thường đưa ra chỉ tiêu quy hoạch bằng hoặc cao hơn tỷ lệ cán bộ dân tộc Khmer hiện có. Do không xác định rõ tỷ lệ cần phải có là bao nhiêu cho nên một số nơi chỉ cần quy hoạch bằng đã là tốt lắm rồi, trong khi đội ngũ này hiện có thì rất ít. Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc Khmer có nơi còn thấp, (ở huyện Kiên Lương trên tổng 9 xã, thị trấn có đông người Khmer sinh sống nhưng chỉ quy hoạch được 5 người), có những xã, thị trấn “trắng” cán bộ chủ chốt là người Khmer.

Công tác tạo nguồn quy hoạch cán bộ là người dân tộc Khmer nói chung, cán bộ chủ

chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng được các cấp ủy đảng và các ngành liên quan

quan tâm. Trong xem xét đối tượng tạo nguồn quy hoạch có ưu tiên cho con em cán bộ người dân tộc Khmer đang theo học tại 05 trường Dân tộc nội trú của tỉnh với 1.238 em và hàng năm có khoảng 100 em tốt nghiệp phổ thông trung học. Số này được lựa chọn cử tuyển theo học đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp... Trong năm 2008, đã xét cử tuyển 177 em vào các trường đại học, cao đẳng (trong đó có 82 em dự bị đại học). Các em tốt nghiệp ra trường ở các năm trước được bố trí, sử dụng phù hợp với chuyên môn được đào tao. Đối với cán bộ cấp xã người dân tộc Khmer có triển vọng được phân công đi học tại các

cơ sở đào tạo cán bộ của tỉnh, để đạt chuẩn theo quy định, đưa vào quy hoạch cán bộ chủ chốt sau này.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộchủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer được

tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả, đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo từng loại đối tượng cán bộ, chú trọng cả đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo cán bộ chủ chốt các cấp trong diện quy hoạch, từng bước đáp ứng được yêu cầu trước khi đề bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá cán bộ.

Hàng năm, các cơ quan tham mưu đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; đồng thời Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư xây dựng hệ thống trường đào tạo, trung tâm bồi dưỡng chính trị và các trung tâm dạy nghề trong tỉnh. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kết quả khảo sát công tác đào tạo từ năm 2005 đến năm 2008 tại Trường Chính trị Kiên Giang cho thấy:

Bảng 1.9: Công tác đào tạo cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 48 - 50)