ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. Những nhân tố tích cực
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta về cán bộ và
công tác cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng. Xuất phát từ vị trí
vai trò quan trọng của cán bộ và đội ngũ cán bộ, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải “sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới”, nghị quyết Trung ương ba khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ra đời là nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết đó; từ sau khi có chiến lược cán bộ, Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định về cán bộ và công tác cán bộ; các cấp uỷ đảng đã thể chế hoá thành các quy chế, quy định, quy trình công tác cán bộ của địa phương, ngành, đơn vị để thực hiện. Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ, công chức; Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, quy định về chế độ, chính sách quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm, quyền lợi và quyền hạn của cán bộ, công chức. Nhờ đó, công tác cán bộ đã dần đi vào nền nếp, tạo sự thống nhất trong thực hiện và góp phần mang lại hiệu quả chung trong công tác cán bộ; đây cũng chính là cơ sở, là căn cứ pháp lý để các cấp uỷ đảng ở cơ sở vận dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm những xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cơ sở và yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới.