Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 45 - 48)

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer là một phần của nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, của các cấp uỷ đảng nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống ở Kiên Giang.

Thời gian qua, việc thực hiện các khâu công tác cán bộ như: đánh giá; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển; đề bạt, sử dụng; khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng được cấp uỷ các cấp quan tâm lãnh đạo và thực hiện khá nghiêm túc, đảm bảo đúng nguyên tắc trong công tác cán bộ.

Về đánh giá cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer: thực hiện Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của Bộ Chính trị và Quy chế số 05-QC/TU ngày 09-11-2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đánh giá cán bộ, thời gian qua các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị đã có những chuyển biến về nhận thức trong công tác đánh giá cán bộ. Qua đánh giá đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Đây là căn cứ để tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình đánh giá đã làm rõ được những ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ; đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử - cụ thể; thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận dân chủ, kết luận theo đa số; công khai đối với cán bộ được đánh giá. Thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn, nội dung và quy trình đánh giá cán bộ.

Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác đánh giá cán bộ nói chung và đối với cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer nói riêng, khâu yếu là nhiều nơi còn hình thức, thể hiện ở kết quả đánh giá cán bộ nhiều cơ sở không tương xứng với thực chất hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cơ sở. Hiện nay, đời sống kinh tế ở vùng đồng bào Khmer tuy có nâng lên nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo giảm

nhưng lại có nguy cơ tái nghèo. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào là như vậy nhưng trách nhiệm thì thuộc về tập thể, chứ không phải là riêng của một cán bộ chủ chốt nào cả. Thực trạng trên cho thấy việc đánh giá cán bộ còn hình thức, đây cũng chính là nguyên nhân cho các khâu tiếp theo của việc xây dựng đội ngũ cán bộ này.

Về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer:

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 47-HD/BTCTW ngày 25-5-2005 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch số 11-KH/TU ngày 25 tháng 8 năm 2006 về việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ nay đến năm 2010 và 2015. Trong đó, nhấn mạnh phải đánh giá rút kinh nghiệm tình hình công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ qua, triển khai quán triệt cho cán bộ, đảng viên về nghị quyết và hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, cán bộ đảng viên về vị trí, tầm quan trọng công tác quy hoạch cán bộ, quyết tâm thực hiện thật tốt trong phạm vi phụ trách.

Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định, trong thời gian tới, phải tiến hành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Đối với chức danh bầu cử thì quy hoạch cho nhiệm kỳ tới (cấp uỷ đảng quy hoạch nhiệm kỳ 2010-2015; thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quy hoạch nhiệm kỳ 2009-2014; thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng, phó, uỷ viên Ban Thường vụ các đoàn thể quy hoạch cho nhiệm kỳ tới của mình) bao gồm đương chức có khả năng tái cử và cán bộ mới được giới thiệu bổ sung. Đối với chức danh bổ nhiệm thì quy hoạch hai giai đoạn, giai đoạn 2006-2010 quy hoạch cán bộ dự nguồn để khi có yêu cầu và đủ điều kiện thì thay thế cho chức danh đương nhiệm, giai đoạn 2010-2015 quy hoạch cán bộ cho từng chức danh bao gồm cán bộ đương chức có khả năng bổ nhiệm lại và cán bộ mới được giới thiệu để lựa chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm đồng thời dự nguồn cho chức danh quy hoạch; phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ quy hoạch, tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho cán bộ trong quy hoạch công tác, phấn đấu, rèn luyện để trong thời gian sớm nhất đủ tiêu chuẩn khi có yêu cầu là bố trí vào chức danh quy hoạch được ngay, góp phần từng bước khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ. Trong Kế hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xác định rõ cơ cấu Ban Chấp hành cấp uỷ phải phù hợp với

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)