KHMER TỶ LỆ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 50 - 53)

Đại học 602 13 2%

Trung cấp chuyên môn 1478 43 3% Cao cấp lý luận chính trị 233 3 1% Trung cấp lý luận chính trị 2524 59 2%

Cộng 4837 118 2%

Nguồn: Trường Chính trị Kiên Giang.

Như vậy, cán bộ người Khmer được đào tạo là rất thấp, tỷ lệ chung chỉ là 2%, so với số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã hiện có thì số lượt đào tạo còn thấp hơn nhiều. Điều đó

cho thấy công tác đào tạo cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer chưa được quan tâm đúng mức.

Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phương nhất là chưa xây dựng được chiến lược đào tạo cán bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hoá cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn. Đội ngũ cán bộ cấp xã trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmerchưa qua đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều.

Trong bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã là người dân tộc Khmer nói chung, cán

bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer nói riêng, các cấp ủy đảng có sự quan tâm

nhất định. Bố trí cấp ủy cơ sở là người dân tộc Khmer là 96/1885, chiếm 5,1%. Đối với cán bộ chủ cấp xã là người dân tộc Khmer, qua khảo sát ở 64 xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống bố trí được 51 người chiếm tỷ lệ 8% so với tổng số cán bộ chủ chốt.

Về công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer. Thực hiện

nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và đề án 310-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các Huyện, Thị, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc chủ động rà soát, xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Tính đến tháng 6 năm 2008, toàn tỉnh đã luân chuyển được 354 cán bộ, trong đó luân chuyển từ cấp huyện xuống cấp xã là 210 đồng chí, từ cấp xã lên cấp huyện là 61 đồng chí. Nhưng trong số đó không có cán bộ chủ cấp xã là người dân tộc Khmer.

Về chính sách về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cấp xã nói chung và đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp xã là người Khmer nói riêng được các cấp ủy đảng và các cấp chính

quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện mang lại kết quả thiết thực.

Thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 88/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 12 năm 2004 về quy định về bố trí các chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Trong đó quy định: Cán bộ chuyên trách cấp xã là bí thư Đảng uỷ được

hưởng hệ số 2,0 mức lương tối thiểu; phó bí thư Đảng uỷ, chủ tich Uỷ ban nhân dân được hưởng hệ số 1,9; phó chủ tich Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc hưởng hệ số 1,8; bí thư Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân, chủ tịch Hội cựu chiến binh hưởng hệ số 1,7 mức lương tối thiểu. Các chức vụ này nếu được tái cử, kể từ nhiệm kỳ thứ hai (từ 61 tháng trở đi) được hưởng phụ cấp thêm 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ đảm nhiệm.

Đối với công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo đại học trở lên phù hợp chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên; tốt nghiệp trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh được hưởng theo ngạch cán sự; tốt nghiệp sơ cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hưởng lương theo ngạch nhân viên văn thư. Những người này cũng được nâng lương theo niên hạn như đối với cán bộ, công chức ngạch tương ứng ở cấp huyện trở lên.

Cũng theo Nghị định của Chính phủ nói trên, đối với cán bộ không chuyên trách ở

cấp xã, ở Ấp, Khu phố và ở tổ nhân dân tự quản được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số lượng cán bộ không chuyên trách cho từng xã, phường, thị trấn và mức phụ cấp cụ thể cho từng chức danh cán bộ không chuyên trách.

Thời gian qua, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở Ấp, Khu phố và Tổ nhân dân tự quản, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành các nghị quyết số 24 [23], 52 [24], và nghị quyết số 57 [25], về quy định số lượng và mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ trên; đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng ban hành các quyết định số 11 [57], và quyết định số 12 [58], về tuyển chọn, sử dụng và tăng mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ nói trên.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang còn có các quyết định số 25 [60], và quyết định số 21 [59], về ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ hưu, nghỉ việc trước tuổi. Sở Nội vụ đã ban hành hướng dẫn số 1160 [40], để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh; bước đầu đã mang lại kết quả rất thiết thực, tạo sự thuận lợi trong việc bố trí, sử dụng, đào tạo và luân chuyển cán bộ ở cơ sở.

Với những quy định về mức phụ cấp, tiền lương như hiện nay đối với cán bộ cấp xã nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng bước đầu đã thể hiện sự quan tâm nhất định của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với đội ngũ cán bộ này. Tuy nhiên, so với mức sống thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập, rất cần có sự quan tâm hơn nữa từ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

1.3.3. Nguyên nhân và những kinh nghiệm rút ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay pot (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)