GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 1 Giải pháp đối với cơ quan BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 146 - 153)

- Việc quản lý:

3.4.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 1 Giải pháp đối với cơ quan BHXH Việt Nam

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

3.4.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 1 Giải pháp đối với cơ quan BHXH Việt Nam

3.4.1. Giải pháp đối với cơ quan BHXH Việt Nam

Nếu tổ chức BHTN theo mô hình mà nhóm nghiên cứu đề tài kiến nghị thì BHXH Việt Nam cần có các giải pháp:

a. Xây dựng đề án hoặc kế hoạch tổng thể về việc triển khai BHTN. Nội dung đề án hoặc kế hoạch này phải thể hiện rõ:

- Quy trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN trong toàn bộ hệ thống ngành BHXH Việt nam;

- Quy trình tổ chức đăng ký, quản lí lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu lao động của các tổ chức, các doanh nghiệp;

- Quy trình tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho những người lao động bị thất nghiệp.v.v.

Sau khi bản đề án hoặc kế hoạch được thống nhất phê duyệt, cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, các bộ phận và các phòng ban chức năng có liên quan để quá trình triển khai đảm bảo tính thống nhất, hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.

b. Sau khi hoàn thiện mô hình tổ chức, lãnh đạo cơ quan BHXH Việt nam cần xác định rõ chức năng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp trong toàn ngành, các ban nghiệp vụ và các phòng ban chức năng có liên quan. Đặc biệt là ban BHTN thuộc BHXH Việt nam và phòng BHTN thuộc BHXH cấp tỉnh và thành phố. Trước khi xác định chức năng và giao nhiệm vụ, cần tham khảo ý kiến của lãnh đạo các cấp, các nhà quản lí và các nhà khoa học, cũng như các cán bộ và các chuyên gia trực tiếp đảm nhận những nhiệm vụ được giao.

c. Quy trình thực hiện chính sách BHTN chủ yếu diễn ra ở BHXH cấp tỉnh (hoặc tương đương), cấp huyện (hoặc tương đương). Bởi vậy, quy trình này có thể diễn ra như sau:

Thứ nhất, hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) và từng người lao động trong đơn vị tham gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp quản lý thu BHTN đươc thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt

buộc: Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Hằng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền lương, tiền công và kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ về BHTN chuyển về cơ quan tài chính cấp huyện, tỉnh để được cấp kinh phí.

Thứ ba, BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để họ nhanh chóng tìm được việc làm mới; thực hiện việc trả trợ cấp thất nghiệp theo đúng chế độ, kịp thời, thuận tiện. Bên cạnh đó các đơn vị thuộc BHXH kể trên phải lập kế hoạch tài chính cho chính sách BHTN trên cơ sở dự báo biến động về lao động thất nghiệp hàng năm cũng như dự toán nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác giới thiệu việc làm, hỗ trợ công tác đào tạo nghề.

Thứ tư, người lao đông tham gia BHTN đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH, nơi người lao động được người sử dụng lao động trước đó đóng BHXH, BHYT và BHTN.

Thứ năm, BHXH tỉnh, BHXH huyện: tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp. Hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt được như thế nào... cần có sự thoả thuận giữa cơ quan BHXH với người lao động thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cung- cầu trên thị trường lao động của địa phương, của vùng nhằm tạo khả năng sớm tìm được việc làm mới. Tương tự như

vậy thì mức hỗ trợ đào tạo nghề cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.

Nghiệp vụ thu BHTN; chi trả chế độ BHTN, chi hỗ trợ giới thiệu việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề thuộc các cấp BHXH tỉnh và huyện trực tiếp thực hiện.

d. Quy trình tổ chức đăng ký, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu từ các doanh nghiệp cần tiến hành như sau:

Trước tiên, người lao đông tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đăng ký thất nghiệp. Hàng tháng thông báo với cơ quan BHXH về tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau đó, cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối với người lao động. Hoàn tất thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lưu trữ thông tin. ứng dụng công nghê thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng lắp cũng như theo dõi được toàn bộ qúa trình của từng người lao động thất nghiệp.

Tiếp đến, cơ quan BHXH có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp và theo dõi quá trình của người lao động kể từ khi thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp... cho đến khi tìm được việc làm mới.

Cuối cùng, cơ quan BHXH phối hợp thường xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý để tiếp nhận thông tin về nhu cầu về lao động của họ để làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho người lao động thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị BHXH khác cùng giới thiệu.

e. Quy trình tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp có thể thực hiện theo các bước:

Thứ nhất, phòng Thu thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện một mặt liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thường xuyên nhu cầu lao động của họ (về số lượng lao động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề yêu cầu, giới tính...) và mặt khác liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề để tư vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề nghiệp cần đào tạo cho người lao động thất nghiệp.

Thứ hai, người lao động tham gia BHTN, khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm (nếu đủ khả năng) hoặc đến cơ quan BHXH yêu cầu giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. Người lao động cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Người lao động phải có ý thức sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được cơ quan BHXH giới thiệu.

Thứ ba, cơ quan BHXH tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động đang thất nghiệp. Cơ quan BHXH sẽ bố trí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tham gia một khoá học nghề phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, nơi mà cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Cơ quan BHXH trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký kết với mức kinh phi theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

g. BHXH Việt Nam cần sớm nghiên cứu và đề xuất thành lập bộ phận đầu tư quỹ BHXH và quỹ BHTN nhàn rỗi. Bởi vì số đối tượng tham gia ngày càng đông đảo và nguồn thu ngày càng lớn. Hơn nữa, do độ trễ trong quá trình sử dụng quĩ luôn diễn ra (chẳng hạn: BHTN được triển khai từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và

các bên tham gia đóng góp cũng bắt đầu từ ngày này. Song ít nhất 1 năm sau quỹ BHTN mới phải chi trả) cho nên quỹ BHXH và quỹ BHTN sẽ luôn có một bộ phận nhàn rỗi, nhất là trong giai đoạn đầu. Nếu có một bộ phận chuyên trách đầu tư nguồn quỹ này thì hiệu quả đầu tư mang lại là rất lớn. Từ đó góp phần đảm bảo cân đối và an toàn cho quỹ BHTN.

Trước mắt, để tổ chức triển khai BHTN theo nội dung của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, BHXH Việt Nam cần phải có các giải pháp cấp bách và cụ thể sau đây:

a. Phải hoàn thiện mô hình tổ chức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các bộ phận chức năng và các cấp quản lí. Đặc biệt là đối với ban thực hiện chính sách BHXH; ban thu, ban chi; ban cấp sổ và thẻ; ban kiểm tra; ban kế hoạch – tài chính; ban tổ chức cán bộ. Bởi vì các ban này sẽ có thêm nhiều nhiệm vụ mới hết sức nặng nề khi triển khai BHTN. Chẳng hạn ban chi, ngoài những nhiệm vụ trước đây ban này vẫn làm, còn có thêm việc chi BHTN, chi hỗ trợ đào tạo nghề, và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho những người lao động bị thất nghiệp. Hay ban kiểm tra, nhiệm vụ tăng thêm của ban này là phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách BHTN có đúng luật pháp hay không? Kiểm tra việc đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động và người sử dụng lao động; kiểm tra việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đăng ký thất nghiệp… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Sau khi định vị bộ máy tổ chức, BHXH Việt Nam phải xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai BHTN trong toàn ngành, đồng thời phải ban hành các thông tư và văn bản hướng dẫn để thực hiện các nghị định có liên quan của chính phủ về BHTN. Tiếp đến là tổ chức tập huấn cho các bộ phận chức năng có liên quan và các cấp quản lý trong hệ thống BHXH cả nước. Kế hoạch và nội dung tập huấn phải hết sức cụ thể và chi tiết giúp cán bộ quản lý không chỉ nắm vững chính sách BHTN của Đảng và nhà nước, mà còn thành thạo về kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến tổ chức BHTN.

c. BHXH Việt Nam phải sớm hoàn thiện và kiện toàn công tác thống kê và tổ chức hệ thống thông tin để phục vụ quản lý các chế độ có liên quan đến BHTN. Những công việc cụ thể phải tính đến là:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo và phân tích. Thiết kế các biểu mẫu báo cáo và qui trình báo cáo đảm bảo tính thông suốt giữa các bộ phận có liên quan và các cấp quản lý.

- Phải xây dựng một phần mềm đảm bảo tính thống nhất trên phạm vị toàn quốc để quản lý các chế độ BHTN

- Xây dựng chế độ bảo mật và lưu trữ tài liệu thống kê; tổ chức dự báo thống kê các vấn đề liên quan đến BHTN như: số người thất nghiệp, thu chi và cân đối quỹ BHTN…

d. BHXH Việt Nam cần phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH trong các vấn đề:

- Kiểm tra và rà soát lại mạng lưới các trường đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi cả nước nhằm nắm bắt kịp thời số lượng, cơ cấu, mức độ tập trung theo vùng địa lý và khả năng đáp ứng của các tổ chức này khi triển khai BHTN để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng mới và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo trong tương lai.

- Xây dựng qui trình và thủ tục đăng ký thất nghiệp; nội dung và cách thức quản lý số lượng lao động bị thất nghiệp và sau thất nghiệp; cơ chế thanh toán chi phí đào tạo và đào tạo lại nghề, chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thất nghiệp.

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHTN theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, đề xuất để xây dựng, sửa đổi và bổ sung chính sách BHTN cho phù hợp với từng thời kì phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

e. Chủ động phối hợp với các Bộ, các ban ngành có liên quan và các địa phương trong quá trình tổ chức triển khai BHTN. Trước mắt là phối hợp trong

công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN. Tiếp đến là phồi hợp trong công tác triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật BHTN của các bên tham gia. Ở nội dung phối hợp này, BHXH Việt nam phải xác định tổ chức công đoàn các cấp có vai trò đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 146 - 153)