Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

- Việc quản lý:

2.3.2.2.Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động

25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên Số

2.3.2.2.Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động

động và người sử dụng lao động

Cùng với sự phát triển khá nhanh của nền kinh tế xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng đông đảo. Đây là cơ sở rất quan trọng để triển khai bảo hiểm thất nghiệp. Bởi lẽ, qui luật số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ được phát huy và khả năng đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm thất nghiệp là thực tế. Hầu hết người lao động đều đã sẵn sàng cho việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo kết quả điều tra của nhóm thực hiện đề tài, trên 90% số đối tượng được điều tra (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động) đều thể hiện mong muốn tham gia bảo hiểm thất

nghiệp khi cho rằng bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết hoặc rất cần thiết đối với người lao động.

Kết quả điều tra của nhóm thực hiện đề tài cũng cho thấy, hầu hết người lao động và doanh nghiệp sẵn sàng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào thời điểm 1/1/2009 theo như Luật Bảo hiểm Xã hội. Theo đó, có 77,03% số đối tượng được điều tra sẵn sàng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào thời điểm triển khai vào ngày 1/1/2009 theo Luật BHXH, trong đó có 77,92% người lao động, 79% doanh nghiệp và 72,61% cán bộ quản lý. Chỉ có 9,31% chưa sẵn sàng tham gia, hay nói đúng hơn là chưa có khả năng, trong đó có 6,97% người lao động, 9,00% lãnh đạo doanh nghiệp và 17,83% cán bộ chủ chốt; 13,66% không có ý kiến gì về thời điểm triển khai bảo hiểm thất nghiệp. Có thể thấy trên ba phần tư các đối tượng được điều tra sẵn sàng tham gia và có khả năng tham gia.

Vấn đề tài chính đối với bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động hiện tại cũng là một vấn đề được các bên quan tâm và cân nhắc.

Để biết rõ khả năng đóng góp thực tế vào quĩ bảo hiểm thất nghiệp của các bên, nhóm thực hiện đề tài đã tìm hiểu khả năng sẵn sàng đáp ứng về tài chính của các bên dựa vào mức đóng góp đưa ra trong Luật BHXH: mỗi bên đóng góp 1% so với lương của người lao động.

Bảng 2.27: Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước

Đối tượng điều tra Số người (người) Hợp lý Chưa hợp lý Không có ý kiến Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) 1. Người lao động 530 246 46,42 202 38,11 82 15,47 2. Lãnh đạo 162 94 58,0 46 28,4 22 13,58

DN 2 0 3. Cán bộ chủ

chốt 157 89 56,69 55 35,03 13 8,28

4. Chung 849 429 50,53 303 35,69 117 13,78

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện năm 2008)

Kết quả trên cho thấy, có 50,53% số đối tượng được điều tra cho rằng mức đóng góp này là hợp lý, cụ thể tỉ lệ đồng tình ở các đối tượng là 46,42% người lao động, 58,02% lãnh đạo doanh nghiệp và 56,69% là cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, có 35,69% đối tượng được điều tra cho rằng mức đóng góp này chưa hợp lý cần thay đổi. Các ý kiến phản đối phần lớn tập trung vào các yêu cầu “doanh nghiệp cần đóng cao hơn”, “Người lao động đóng thấp đi”, “Nhà nước phải hỗ trợ nhiều hơn”.

Tuy nhiên, nếu xem xét thu nhập của những người lao động làm công ăn lương và mức chi tiêu cho đời sống bình quân một người tại thành thị và nông thôn có thể thấy khả năng tham gia đóng góp vào quĩ bảo hiểm thất nghiệp là hiện thực.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 102 - 104)