CHÍNH SÁCH BHTN VÀ TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 1 Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 105 - 111)

- Việc quản lý:

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

2.4. CHÍNH SÁCH BHTN VÀ TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM 1 Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

2.4.1. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Tất cả các chính sách và các biện pháp nêu trên đã góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động. Từ đó,

đã góp phần tích cực vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp cho cả nước. Và không phải ngẫu nhiêu mà tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta đã giảm từ 5,76% năm 2005 xuống còn 5,13% năm 2007. Ngoài ra Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp còn khuyến khích và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp khác để hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghiệp, như: hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi để giúp người dân phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm; mở rộng các hình thức đào tạo và các trường chuyên nghiệp; cho phép thành lập các trung tâm xúc tiến và tìm kiếm việc làm, tổ chức hội chợ việc làm ở các đô thị lớn v.v. Tuy nhiên, cho dù có thực tốt đi chăng nữa thì các chính sách và biện pháp trên vẫn chưa phải là cơ bản. Theo kinh nghiệm các nước, cần phải tổ chức triển khai BHTN, bởi trong cơ chế thị trường thất nghiệp luôn tồn tại. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thông qua sửa đổi một số điều của Bộ Luật lao động, trong đó đã quy định rõ: Chính phủ phải quy định cụ thể điều kiện và mức hưởng trợ cẩp thất nghiệp và thành lập quản lí và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đến ngày 29/06/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BHXH. Trong đó có một chương (chương V) quy định chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.

* Mục đích cơ bản của chế độ BHTN là tạo điều kiện cho ngừơi lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế khi đang làm việc tham gia BHTN, để khi mất việc làm được hưởng trợ cấp, giúp họ ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, tiếp tục học tập bồi dưỡng nghề nghiệp để tìm việc làm mới.

* Đối tượng áp dụng: Theo luật BHXH, cả người sử dụng lao động và người lao động đều là đối tượng tham gia BHTN. Cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động tham gia BHTN theo khoản 4 điều 2 Luật BHXH là người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên, bao gồm:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp - Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác

- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã

- Hộ kinh doanh cá thể, hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng, trả công cho người lao động và có đăng ký sử dụng lao động đối với cơ quan quản lí lao động tại địa phương.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Người lao động tham gia BHTN theo khoản 3 điều 2 Luật BHXH bao gồm: - Công dân Việt nam làm việc với người sử dụng lao động quy định ở trên theo các loại hợp đồng sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Trường hợp người lao động giao kết từ hai hợp đồng lao động trở lên (hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) với nhiều người sử dụng lao động, hợp đồng giao kết trước được chọn để tham gia BHTN. Khi chấm dứt hợp đồng lao động này mà các hợp đồng lao động khác vẫn có hiệu lực thì hợp đồng lao động giao kết ngay sau hợp đồng lao động này được chọn để tiếp tục tham gia BHTN.

* Hình thức triển khai: Cho tới nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới khi triển khai bảo hiểm thất nghiệp hoặc thực hiện trợ cấp thất nghiệp đều triển khai dưới hình thức bắt buộc. Theo quy định trong Luật BHXH, từ 01/01/2009, nước ta bắt đầu thực hiện BHTN theo hình thức bắt buộc.

* Điều kiện hưởng BHTN: Người lao động muốn được hưởng trợ cấp BHTN phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ nhằm tạo sự công bằng và hiệu quả khi tổ chức triển khai chế độ.

- Điều kiện trước khi thất nghiệp

Điều 13 Luật BHXH hiện hành quy định muốn được hưởng BHTN, “người lao động phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”.

Thời gian đóng BHTN được hiểu là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN được cộng dồn theo tổng thời gian làm việc của người lao động, được tính từ khi người lao động và người sử dụng lao động bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

- Điều kiện liên quan đến tình trạng thất nghiệp của người lao động

Để được hưởng trợ cấp người lao động phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện thất nghiệp không do lỗi người lao động như: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có lý do chính đáng; hoặc mất việc làm trong các trường hợp bất khả kháng như doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp sản xuất, thay đổi cơ cấu, …

- Điều kiện trong thời gian thất nghiệp

Khi bị thất nghiệp, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức thực hiện BHTN và có đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu do tổ chức BHTN quy định. Điều 18 Luật BHXN quy định “Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến tổ chức thực hiện BHTN

nơi nộp hồ sơ BHTN để đăng ký thất nghiệp. Tổ chức BHTN sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn thủ thục đăng ký thất nghiệp đối với người lao động”.

Đồng thời, người lao động phải có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc, tức là nếu được cơ quan bảo hiểm thất nghiệp hay cơ quan giới thiệu việc làm giới thiệu việc làm thì sẽ sẵn sàng đi làm ngay nhưng chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. Người lao động sẽ hưởng chế độ BHTN vào ngày thứ 16 (không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

* Mức đóng góp BHTN

Về nguyên tắc, Nhà nước ban hành chế độ BHTN trong Luật BHXH là để người lao động tham gia và hưởng quyền lợi khi mất việc làm, Nhà nước sẽ không bao cấp, không lấy ngân sách Nhà nước để chi trả trợ cấp này cho người lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHTN để khi người lao động bị thất nghiệp được hưởng chế độ này, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Cụ thể, nguồn hình thành quỹ BHTN gồm:

- Người lao động đóng góp 1% tiền lương, tiền công đóng BHTN. Người lao động đóng góp thể hiện quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm (đóng góp hình thành quỹ) và quyền lợi (hưởng trợ cấp).

Nếu người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN.

Nếu người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là tiền lương, tiền công và phụ cấp có tính chất lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN.

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.

* Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Luật BHXH hiện hành quy định người lao động tham gia BHTN có đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng với mức hưởng là 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Thời gian hưởng được quy định 4 mức khác nhau phụ thuộc vào thời gian đóng BHTN: được hưởng 3 tháng nếu có đủ 12 đến 36 tháng đóng BHTN, 6 tháng nếu đóng đủ 36 đến 72 tháng, 9 tháng nếu đóng đủ 72 tháng đến 144 tháng và 12 tháng nếu đã đóng đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

* Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và BHYT cho người lao động thất nghiệp

Người lao động thất nghiệp ngoài trợ cấp được hưởng hàng tháng để sinh sống còn được hỗ trợ học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm được việc làm mới phù hợp. Hỗ trợ học nghề được thực hiện thông qua việc bố trí của tổ chức BHTN cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tham gia một khóa học nghề phù hợp. Việc tổ chức học nghề do Bộ LĐ-TB- XH hướng dẫn thực hiện. Mức hỗ trợ học nghề bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn và thời gian hỗ trợ học nghề được tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá 6 tháng.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng còn được tổ chức BHTN hỗ trợ tìm việc làm - tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc tổ

chức tư vấn, giới thiệu việc làm do Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện. Thời gian được hỗ trợ tìm việc làm được tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, trong thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức BHTN đóng BHYT cho người lao động và họ vẫn được hưởng chế độ BHYT như bình thường.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w