- Việc quản lý:
4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng
3.2.1.4. BHTN tại Trung quốc
Trong thời kì kinh tế kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc đưa ra mục tiêu thanh tóan thất nghiệp. Trên cơ sở đó đã thống nhất sắp xếp việc làm cho lao động thành thị, thực hiện chính sách “nhiều việc làm, lương thấp” và biện pháp “5 người nuôi 3 người”. Kết quả là mọi người lao động đều có việc làm, không có thất nghiệp toàn phần. Sau khi thực hiện chính sách cải cách, Trung quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN, phát triển kinh tế nhiều thành phần, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Chế độ lao động, việc làm có nhiều thay đổi sâu sắc, thất nghiệp trở thành vấn đề nổi cộm. Đứng trước tình hình đó, năm 1986, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Quy định tạm thời về bảo hiểm chờ việc đối với công nhân trong doanh nghiệp Nhà nước”. Như vậy, có thể nói tại Trung quốc, BHTN đã được thực hiện từ năm 1986 nhưng chỉ áp dụng đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 1993, tại Hội nghị trung ương 3 (khóa 14), Đảng cộng sản Trung quốc đã thông qua “nghị quyết về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó đề cập “Chế độ BHTN”. Trên cơ sở đó, “Điều lệ BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước” đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng. Tháng 1 năm 1999, trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm BHTN, quốc vụ viện Trung quốc đã ban hành “Điều lệ BHTN” nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ BHTN. Nội dung cơ bản của Điều lệ như sau:
Đối tượng áp dụng:
+ Tất cả người lao động ở thành thị, bao gồm: người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố, thị trấn, doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp khác.
+ Người lao động làm việc trong các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành.
Nguồn quỹ BHTN do:
+ Các doanh nghiệp ở thành phố và thị trấn đóng 2% quỹ tiền lương, người lao động đóng 1% tiền lương.
+ Nông dân làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp không phải đóng góp.
Để nâng cao khả năng thành toán của BHTN, Trung quốc xây dựng cơ chế hỗ trợ của Trung ương đối với vùng khó khăn trong chi tiêu quỹ BHTN. Cụ thể, chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp tài chính hỗ trợ nhằm khắc phục những thiếu hụt trong thu chi quỹ BHTN.
Muốn được hưởng BHTN, người lao động phải thỏa mãn các điều kiện: + Có đăng ký thất nghiệp và đang tìm việc làm
+ Đã đóng BHTN tối thiểu 12 tháng + Thất nghiệp không tự nguyện
Mức hưởng trợ cấp BHTN: Do chính quyền địa phương quy định. Mức trợ cấp này cao hơn tiêu chuẩn bảo trợ của địa phương và thấp hơn mức tiền lương tối thiểu ở địa phương. Ngoài trợ cấp thu nhập, người thất nghiệp còn được hưởng trợ cấp y tế, trợ cấp tuất một lần khi tử vong, được hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí giới thiệu việc làm. Chính phủ Trung quốc chủ trương quỹ BHTN phải dành một tỷ lệ nhất định chi cho việc bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp và thông tin thị trường lao động, phát huy vai trò quan trọng của quỹ trong việc thúc đẩy việc làm.
Thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời gian tham gia BHTN, cụ thể: + Tối đa là 12 tháng đối với những người có thời gian đóng góp BHTN tử đủ 1 năm đến dưới 5 năm.
+ Tối đa 18 tháng đối với những người có thời gian đóng BHTN từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm.
+ Tối đa 24 tháng đối với những người có thời gian đóng BHTN trên 10 năm.
Điều lệ BHTN Trung Quốc cũng quy định trong thời kỳ tìm việc khó khăn, chính quyền các cấp sẽ gia hạn việc lĩnh BHTN nhưng mức hưởng sẽ giảm dần theo từng năm.
Về tổ chức BHTN: Hiện nay, BHTN là 1 trong 5 chế độ BHXH của Trung quốc (bên cạnh các chế độ hưu trí, BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai sản). Về công tác quản lí hành chính, chính quyền trung ương và địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với quản lí về BHXH. Trong đó chính quyền trung ương có nhiệm vụ đưa ra các quy định, chính sách và mức chuẩn tại địa phương phù hợp với quy định của trung ương; tổ chức thu các khoản đóng góp và chi trả trợ cấp về BHXH. Tại trung ương và địa phương, các cơ quan BHXH được thành lập với số cán bộ, nhân viên lên đến 100000 người trong toàn quốc. Nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH là: Tiếp nhận đăng kí tham gia; tổ chức thu BHXH; hạch toán các khoản đóng góp; quản lí tài khoản cá nhân của người tham gia; kiểm tra tính phù hợp của các yêu cầu; chi trả các khoản trợ cấp; quản lí quỹ BHXH.
Tháng 10 năm 2004, Bộ Lao động và bảo đảm xã hội Trung quốc tuyên bố thành lập chế độ đăng ký thất nghiệp và giám sát thất nghiệp và đưa ra kế hoạch là các ban, ngành lao động và bảo đảm xã hội 3 cấp trung ương, tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình thất nghiệp và số người được lĩnh tiền BHTN nhằm tham mưu cho Chính phủ có những quyết sách kịp thời. Như vậy, ở Trung quốc, việc tổ chức BHTN cũng nằm trong hệ thống tổ chức BHXH. Tuy nhiên, Bộ lao động và bảo đảm xã hội cũng tham gia quản lí.