Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 88 - 90)

- Việc quản lý:

2.2.4.Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên Số

2.2.4.Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

2.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cho người lao động

Trong tiến trình đổi mới ở nước ta, không ai có thể phủ nhận được rằng, vai trò của đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là vô cùng to lớn. Hoạt động đầu tư đã giúp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra những vùng kinh tế, những khu vực kinh tế ngày càng phát triển. Nhờ có hoạt động đầu tư mà lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng,

phong phú và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Hoạt động đầu tư còn góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực phát triển mới cho toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt là nhờ có hoạt động đầu tư mà nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Thật vậy, do tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định, do Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư một cách thông thoáng, cho nên lượng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng gia tăng. Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng được xếp vào loại cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP và tỷ lệ FDI so với GDP và so với vốn đầu tư xã hội đã có những bước chuyển biến căn bản, khá ấn tượng qua từng năm và qua các thời kỳ. Điều này được thể hiện rất rõ ở bảng sau:

Bảng 2.19. Thực trạng đầu tư ở Việt Nam (1991-2007)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 1991- 1999 (BQ 1 năm) 2000-2005 (BQ 1 năm) 2006 2007

1. FDI đăng ký Tỷ USD 3,62 3,71 9,63 11,21

2. FDI thực hiện Tỷ USD 3,63 2,65 7,51 9,77

3. Vốn đầu tư XH so với GDP

% 29,73 34,68 39,57 41,24

4. FDI thực hiện so với GDP

% 9,81 14,34 19,66 22,35

5. FDI thực hiện so với vốn đầu tư XH

% 28,68 18,32 18,19 19,76

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhờ kết quả thu hút vốn đầu tư và kết quả của hoạt động đầu tư mà các ngành nghề của Việt Nam phát triển khá nhanh chóng, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chính những ngành nghề, những lĩnh vực này đã thu hút được khá nhiều lao động vào làm việc. Theo

số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động thương binh và xã hội, nếu như năm 2000 hoạt động đầu tư đã tạo ra khoảng 620.000 chỗ làm việc, trong đó khu vực FDI là 90.000, thì đến năm 2005 những con số này đã tăng lên 804.000 và 140.000. Và đặc biệt là năm 2007 đã tạo ra 1.100.000 chỗ làm việc trong đó khu vực FDI là 190.000 người.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 88 - 90)