CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 80 - 82)

- Việc quản lý:

2.2.CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA

25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên Số

2.2.CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.

Hạn chế thất nghiệp và giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải, bởi lẽ đây là vấn đề phức tạp, là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của thất nghiệp đến tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, cho nên buộc Chính phủ các nước phải quan tâm, giải quyết.

Ở nước ta, sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, tình trạng thất nghiệp cũng diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghiệp. Những chính sách và biện pháp chủ yếu là:

Chính sách dân số đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tổ chức thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính sách dân số là một chính sách quốc gia, có tầm chiến lược lâu dài và đã được thực hiện đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp và các địa phương trong cả nước. Mục đích của chính sách này là giảm tỷ lệ sinh để đảm bảo cho cả nước có quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp dân cư, phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững. Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách này đã làm cho tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,81% năm 1965 xuống còn 2,44% năm 1986 và 1,59% năm 2006. Chính vì chính sách dân số được thực hiện từ rất sớm cho nên khi chuyển sang kinh tế thị trường, hệ quả tích cực của nó đã được phát huy. Và hệ quả này chính là tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động có xu hướng ngày càng giảm đi qua các thời kỳ.

Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ (1960 - 2007)

Thời kỳ Dân số bình quân năm Lao động bình quân năm Số lượng (nghìn người) Tốc độ tăng (%) Số lượng (nghìn người) Tốc độ tăng (%) 1. Thời kỳ 1960 đến 1975 58.896 - 29.568 - 2. Thời kỳ 1976 đến 1985 65.207 10,81 32.914 11,43 3. Thời kỳ 1986 đến 1990 70.707 8,36 35.818 9,02 4. Thời kỳ 1991 đến 1995 75.526 6,90 38.314 7,01 5. Thời kỳ 1996 đến 2000 80.107 6,03 40.812 6,64 6. Thời kỳ 2001 đến 2005 83.502 4,39 42.996 5,10 7. Thời kỳ 2006 đến 2007 85.041 1,59 43.607 1,64

(Nguồn: Tính từ Niên giám Thống kê hàng năm)

Số liệu ở bảng 2.18 cho thấy, chính sách dân số ở nước ta đã góp phần quyết định làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả trước

mắt và lâu dài. Chính sách này không chỉ được áp dụng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 80 - 82)