Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHTN

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 114 - 116)

- Việc quản lý:

3.1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHTN

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

3.1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHTN

Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo, coi trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập nước, vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ luôn luôn được đặt ra. Đặc biệt, sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hiện tượng thất nghiệp diễn biến phức tạp. Vấn đề ngăn ngừa, hạn chế tình trạng thất nghiệp khi xác định trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình lao động trong việc giải quyết hậu quả thất nghiệp đã được đề cập ở nhiều văn bản pháp lý có liên quan như: Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992); Bộ luật Lao động (năm 1994) và nhiều văn bản dưới luật có liên quan khác. Nhìn chung các quy định trong các văn bản pháp luật đã góp phần hình thành một hành lang pháp lý cho việc thực thi chính sách xã hội đối với người lao động nhằm ngăn ngừa và hạn chế thất nghiệp xảy ra. Hệ thống các văn bản pháp lý đã quy định:

- Về giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và hỗ trợ kinh tế cho người lao động bi thất nghiệp.

- Về xử lý đối với các trường hợp bị mất việc làm sau khi sắp xếp lại DNNN; kể cả trong trường hợp sắp xếp lại biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Về chế độ điều tra, thống kê và báo cáo tình hình thất nghiệp đối với các cơ quan chức năng có liên quan,v.v.

Tuy vậy, nếu xem xét một cách tổng thể thì các quy định trên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng chế độ đối với người lao động bị mất việc làm, song vẫn không bi xử lý. Mức trợ cấp còn rất thấp so với những thiệt hại khi người lao động bị thất nghiệp. Hoặc chủ sử dụng lao động đã cố gắng thực hiện, song họ vẫn không đủ điều kiện về mặt tài chính để chi trả trợ cấp. Mặt khác, việc xét trợ cấp thôi việc hoặc mất việc làm lại quy định chi trả một lần, cho nên cuộc sống của người lao động bị thất nghiệp vẫn không được đảm bảo v.v... Rõ ràng, đó chỉ là những biện pháp tình thế và không thể bền vững.

Chính vì vậy, chủ trương xây dựng và ban hành chính sách BHTN là cần thiết. Và thực tế chủ trương này đã được Đảng và nhà nước xác định và được ghi trong các Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thứ 7 (khóa 7) và lần thứ 4 (khóa 8), Nghị quyết của Quốc Hội số 11/1997/QH10 kỳ họp thứ 2, Nghị quyết số 20/1998/QH10 kỳ họp thứ 4. Tại hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa IX, đã ghi : “Khẩn trương bổ sung chính sách BHXH, ban hành chính sách BHTN theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp”. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X đã thông qua việc sửa đổi một số điều của Bộ luật lao động, trong đó cũng qui định rõ: “Chính phủ phải qui định cụ thể điều kiện mức hưởng trợ cấp BHTN và thành lập cơ quan quản lý và sử dụng quĩ BHTN cho người lao động”. Để thực hiện chủ trương này, ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa 11 đã chính thức thông qua luật BHXH, trong đó đã quy định bắt đầu từ ngày 1/1/2009 Việt Nam sẽ triển khai BHTN. Đối tượng tham gia và chế độ BHTN đã được xác định cụ thể. Những nội dung cơ bản về BHTN đã được đề cập tại Chương 5 và 6 của Bộ luật này. Để chính sách BHTN đi vào cuộc sống thì vấn đề cụ thể hóa nội dung BHTN và tổ chức triển khai BHTN như thế nào cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay vẫn cần phải tiếp tục được đặt ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 114 - 116)