- Việc quản lý:
4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng
3.1.2.1. Quan điểm về tổ chức BHTN
Mặc dù chính sách BHTN đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định và coi trọng. Đồng thời chính sách này đã được Luật hóa và bước đầu đã được cụ thể hóa trong một số văn bản pháp quy dưới Luật như Nghị định 94/2008/NĐ-CP và Nghị định 127/2008/NĐ-CP.v.v. Song, mô hình tổ chức loại hình bảo hiểm này như thế nào và kế hoạch triển khai BHTN ra sao thì đến nay vẫn còn nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là:
a. Mô hình tổ chức BHTN phải đảm bảo tính thống nhất cả trước mắt và lâu dài. Bởi đã là kinh tế thị trường thì thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Theo nhà kinh tế học E Wayne Nafjiger thì kinh tế thị trường đã “đẻ ra” thất nghiệp và “ở đâu cũng có thất nghiệp, lúc nào cũng có thất nghiệp”. Chính vì thế BHTN đang là xu hướng tất yếu mà chính phủ nhiều nước kinh tế đang phát triển và chậm phát triển hướng tới để áp dụng. Nhưng khi áp dụng thì mô hình tổ chức phải đảm bảo tính thống nhất cả trước mắt và lâu dài. Điều đó cũng có nghĩa là phải đảm bảo tính xuyên suốt và liên tục của mô hình lựa chọn. Nhiều nước trên thế giới đã coi đây là một nguyên tắc. Có như vậy, người lao động và người sử dụng lao động mới yên tâm và tin tưởng tham gia, bởi quãng thời gian tham gia đóng góp để hình thành quỹ BHTN của một người lao động là khá dài (khoảng 20 đến 30 năm). Chỉ cần một thay đổi mô hình tổ chức là các bên tham gia nghĩ ngay đến quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. Điều này gây nên tâm lí hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính sách, chế độ BHTN. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lí của những thế hệ lao động tiếp theo.
b. Mô hình tổ chức BHTN phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Đó là các điều kiện cụ thể về số lượng đối tượng tham gia; khả năng đóng góp để hình thành quỹ BHTN của người lao động và người sử dụng lao động; khả năng đóng góp và bảo trợ của Nhà nước; trình độ quản lí của đội ngũ cán bộ; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội .v.v. Sự phù hợp ở đây còn phải tính cả đến các yếu tố như:
cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước, của các ngành, các cấp và các địa phương; loại hình cũng như nội dung chính sách, chế độ; những kinh nghiệm trước đây khi tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội khác nhau; kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức BHTN của các nước trên thế giới.v.v Ngoài ra con phải tính đến yếu tố hệ lụy của một chính sách mới, chính sách BHTN có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách kinh tế - xã hội khác.v.v.
c. Mô hình tổ chức BHTN phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của người lao động tham gia BHTN. Đó là các quyền lợi về mức trợ cấp thất nghiệp và thời gian trợ cấp; quyền được đào tạo và đào tạo lại tay nghề; quyền được hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới; quyền được tham gia BHTN.v.v. Tất cả những quyền này nếu được đáp ứng kịp thời và đầy đủ thì chính sách BHTN ở nước ta, cho dù là một chính sách hoàn toàn mới sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Và đương nhiên, mô hình tổ chức BHTN lựa chọn sẽ thành công. Điều này không chỉ có tác động tích cực đến thế hệ người lao động hiện tại , mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với những thế hệ lao động trong tương lai.
d. Mô hình tổ chức BHTN phải đảm bảo tính hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội cho từng địa phương, cho Nhà nước, cũng như cho các bên tham gia BHTN. Muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế phải đặt yếu tố tiết kiệm lên hàng đầu. Đó là tiết kiệm về sức người, sức của; tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết do mô hình tổ chức cồng kềnh, chồng chéo hay phải páh đi, làm lại.v.v. Nếu yếu tố tiết kiệm được đảm bảo khi lựa chọn mô hình, xét về lâu dài sẽ góp phần làm giảm mức đóng góp BHTN của các bên tham gia hay góp phần làm gia tăng quyền lợi cho người lao động khi họ bị thất nghiệp. Muốn đảm bảo hiệu quả xã hội thì mô hình tổ chức BHTN phải đáp ứng được yêu cầu của tất cả các bên tham gia BHTN, đồng thời góp phần làm cho chính sách BHTN lan tỏa rộng rãi trong mọi người, mọi thế hệ lao động.v.v.