VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 52 - 53)

- Việc quản lý:

1.3VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

1.3.1 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

1.3.1.1. Khái niệm

BHTN ra đời mang tính tất yếu khách quan, gắn liền với nền kinh tế thị trường khi sức lao động được coi là một loại hàng hoá đặc biệt. Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHTN chỉ tồn tại và phát huy vai trò khi có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển của đất nước, trong đó có chính sách BHTN.

Có nhiều khái niệm về chính sách BHTN, nhưng theo quan niệm phổ biến nhất chính sách BHTN là tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, các biện pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển BHTN và các mục tiêu chiến lược chung của đất nước. Về cơ bản, chính sách BHTN có những đặc trưng sau:

- Chính sách BHTN là một trong những chính sách được Nhà nước ban hành để giải quyết mâu thuẫn không thể tự giải quyết được giữa chủ sử dụng lao động

và người lao động trong việc đáp ứng quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người về việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- Chính sách BHTN một mặt giải quyết được những mục tiêu của BHTN, nhưng đồng thời cũng là thực hiện những mục tiêu chung của đất nước như: mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu an sinh xã hội.v.v.

- Chính sách BHTN có phạm vi tác động rất lớn. Đây là chính sách tác động đến lực lượng lao động, lực lượng giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của mỗi đất nước.

- Cũng như các chính sách kinh tế-xã hội khác, chính sách BHTN cũng gắn liền với các đường lối chính trị và phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Ngoài ra, chính sách BHTN còn chịu ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế xã hội liên quan như Tổ chức Công đoàn.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 52 - 53)