BHTN tại Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 120 - 127)

- Việc quản lý:

3.2.1.1.BHTN tại Cộng hòa Liên bang Đức

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

3.2.1.1.BHTN tại Cộng hòa Liên bang Đức

Theo cơ quan việ làm Liên bang Đức (IAB), BHTN được bắt đầu tổ chức triển khai ở nước này vào năm 1919 và được chính thức hóa bằng bộ luật BHXH vào năm 1927 (Dịch vụ việc làm và BHTN. Đạo luật BHTN hiện hành được thông qua năm 1997 (Xúc tiến việc làm). BHTN là một chương trình BHXH bắt buộc dựa trên sự đóng góp tài chính của người lao động và người sử dụng lao động. Đối tượng áp dụng là những người làm công, bào gồm cả những người làm việc tại nhà, những người đang học việc, thực tập sinh. Những đối tượng khác (bao gồm cả những những người đang theo các khóa đào tạo nghề) cũng thuộc diện bảo vệ tùy theo từng điều kiện. Không thuộc diện bảo vệ những người được thuê làm việc không ổn định. Hiện tại, người lao động được bảo hiểm đóng 3,25% thu nhập được bảo hiểm. Thu nhập hàngn ăm tối đa được bảo hiểm là 63.000 euro. Người sử dụng lao động đóng 3,25% thu nhập được bảo hiểm còn Chính phủ thì cho vay hoặc trợ cấp khi có thâm hụt quỹ BHTN.

Điều kiện hưởng BHTN ở Đức được quy định như sau:

+ Người lao động phải có hợp đồng lao động tối thiểu 12 tháng trong một giai đoạn xem xét (3 năm cuối trước khi đnag ký thất nghiệp) và đã đóng BHTN bắt buộc. Đối với người lao động làm việc thường xuyên dưới 12 tháng trong một năm vì lí do đặc thù của công việc (lao động thời vụ), thì chỉ cần có đủ 6 tháng làmm việc và đóng BHTN bắt buộc. Người lao động nước ngoài có công việc

thường xuyên có thể được nhận BHTN theo các điều kiện tương tự như người lao động Đức.

+ Phải đăng ký thất nghiệp, sẵn sàng nhận công việc mới, phải đưa ra bằng chứng về sự nỗ lực tìm việc làm. Khi đã đăng kí thất nghiệp, phải có trách nhiệm báo cáo với với cơ quan việc làm nếu được yêu cầu.

BHTN được chi trả hàng tháng, theo tỷ lệ 67% hoặc 60% mức lương thực tế tháng cuối cùng của người lao động trước khi bị thất nghiệp (lương này không bao gồm các khoản thu nhập và tài sản khác). Cu thể, người thất nghiệp được hưởng 60% lương thực tế (lương sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp bắt buộc như thuế thu nhập, BHXH, BHYT). Trong trường hợp người lao động có ít nhất một trẻ em phụ thuộc sẽ được nhận mức BHTN là 67% lương thực tế.

Mức hưởng BHTN có sự khác biệt phụ thuộc vào mức lương đóng BHTN. Tuy vậy, Đức quy định một mức trần đóng BHTN để xác định mức trợ cấp BHTN tối đa. Mức trần này được đièu chỉnh hàng năm theo mức lương chung. Sau khi mất việc làm, người thất nghiệp được giải quyết nhận trợ cấp BHTN ngay mà không có giai đoạn chờ áp dụng. Thời gian hưởng tùy thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN trước đó (trong giai đoạn 7 năm trước khi thất nghiệp) và tuổi của người thất nghiệp. Chẳng hạn: nếu thời gian làm việc có đóng BHTN là 24 tháng và độ tuổi của người bị thất nghiệp dưới 45 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng. Tương tự nếu thời gian làm việc có đóng BHTN là 36 tháng, nhưng tuổi của người bị thất nghiệp là 50 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là 18 tháng.v.v.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, BHTN là một chế độ nằm trong hệ thống chế độ BHXH, bao gồm bảo hiểm hưu trí, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.v.v. Bộ Lao động và chính sách xã hội Liên bang thực hiện giám sát chung. Cơ quan việc làm địa phương chịu trách nhiệm sắp xếp việc làm, chỉ dẫn việc làm, quản lí trợ cấp. Vì là một chế độ BHXH, nên việc tổ chức triển

khai BHTN cũng nằm trong hệ thống tổ chức BHTN. Tổ chức này được phân theo các cấp tương ứng với các cấp chính quyền trong cả nước. Việc xét trợ cấp BHTN, việc quản lí chế độ BHTN cũng tương tự như các chế độ BHXH khác. Duy chỉ có quỹ BHTN được gộp vào quỹ trợ cấp ốm đau để hình thành một quỹ thành phần. Quỹ này có nhiệm vụ thu các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

3.2.1.2.BHTN tại Mỹ

Tại Mỹ, BHTN được thực hiện từ năm 1935. BHTN cung cấp khoản trợ cấp cho những người lao động bị thất nghiệp mà không phải do lỗi của họ. Khoản trợ cáp này nhằm tạo ra sự hỗ trợ tài chính tạm thời cho người thất nghiệp. Từng bang ở Mỹ quản lí chương trình BHTN riêng của mình theo các quy định trong Luật pháp Liên bang. Điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp do luật páhp từng bang quy định. Ở hầu hết các bang của Mỹ, quỹ BHTN được tài trợ dựa trên khaỏn thuế đánh vào chủ sử dụng lao động. Chỉ có 3 bang yêu cầu khoản đóng góp tối thiểu của người lao động.

Đối tượng áp dụng BHTN ở Mỹ là người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại, người lao động trong các tổ chức phi lợi nhuận có sử dụng từ 4 lao động trở lên trong 20 tuần trong 1 năm hoặc trả 1500 đô la hoặc hơn cho một quý theo lịch trong 1 năm. Người lao động làm việc cho chính quyền Liên bang và chính quyền địa phương, người lao động ở các nông trang, quân nhân đều thuộc diện bảo vệ. Không thuộc đối tượng áp dụng: một số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, người lao động trong các tổ chức tôn giáo, người lao động trong gia đình, người không có việc làm cố định, người tự tạo việc làm. Người lao động trong lĩnh vực đường sắt có chương trình riêng.

Nguồn quỹ BHTN được hình thành như sau: + Người lao động làm thuê không phải đóng góp

+ Người sử dụng lao động: Đóng góp vào chương trình Thuế Liên Bang 0,8% thu nhập chịu thuế (Mức đóng đầy đủ là 6,2% nhưng trong đó 5,4% là khoản cho nợ nếu các bang đáp ứng yêu cầu của Liên Bang). Đóng góp vào chương trình của bang: tỷ lệ đóng là 5,4% thu nhập chịu thuế.

+ Chính phủ: Nguồn thi từ thuế Liên bang được sử dụng để trang trải chi phí quản lí chương trình BHTN của Bang, cho các bang vay để chi trả trợ cấp BHTN, hoặc để tài trợ cho các chương trình trợ cấp mở rộgn. Nguồn thu từ thuế của Bang được sử dụng để chi trả trợ cấp BHTN

Điều kiện hưởng trợ cấp BHTN là:

+ Người lao động phải có việc làm được trả công trong một khoảng thời gian nhất định trước khi thất nghiệp (thời gian “cơ sở”). Ở hầu hết các bang của Mỹ đều quy định thời gian là 4 trong 5 quý ngay trước khi người lao động xin hưởng trợ cấp BHTN.

Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động

+ Người lao động phải có khả năng làm việc, sẵn sàng làm việc, đang tích cực tìm việc làm.

+ Phải là công dân Mỹ hoặc làm việc hợp pháp tại Mỹ.

Người lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp nếu tự ý bỏ việc mà không có lí do chính đáng, bị sa thải vì không tuân thủ quy định làm việc, từ chối việc làm phù hợp. Người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp nếu tham gia vào các cuộc tranh chấp lao động. Thời gian mất quyền được hưởng các bang quy định khác nhau và phụ thuộc vào lí do mất quyền hưởng. Khi bị thất nghiệp, người thất nghiệp cần liên lạc ngay với cơ quan BHTN ở từng bang (liên lạc càng sớm càng tốt). Ở một só bang, người thất nghiệp có thể điền vào hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp thông qua điện thoại hoặc internet. Trong hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp, người thất nghiệp phải cung cấp các tài liệu và các thông tin về thẻ ASXH, địa chỉ, số điện

thoại của nơi làm việc và khoảng thời gian làm việc trước khi thất nghiệp, tài liệu chứng minh về mất việc làm (ví dụ như thư từ người sử dụng lao động)

Nhìn chung mức hưởng BHTN được xác định là tỷ lệ % thu nhập của cá nhân trong khoảng thời gian 52 tuần gần nhất. Mửc trợ cấp vào khoảng 50% thu nhập của người được bảo hiểm (thường bằng 50% tiền lương tuần trung bình của bang). Ở hầu hết các bang thời gian tối đa được hưởng trợ cấp là 26 tuần. Trong thời kỳ mà tỷ lệ thất nghiệp cao, thời gian hưởng trợ cấp sẽ được kéo dài thêm một số tuần.

BHTN ở Mỹ được tổ chức thành hệ thống độc lập, tách khỏi BHXH. CỤ thể, Bộ Lao động thực hiện việc quản lí ở cấp quốc gia thông qua cơ quan quản lí đào tạo việc làm và cơ quan đảm bảo lực lượng lao động. Cơ quan Đảm bảo lực lượng lao động ở từng bang chịu trách nhiệm quản lí chương trình riêng của từng bang> một nửa trong số này là các cơ quan thuộc bộ máy chính quyền, số còn lại là các hội đồng độc lập. Các cơ quan này có nhiệm vụ là triển khai BHTN theo đúng pháp luật. Cụ thể là tổ chức quản lí quỹ BHTN, chi trả trợ cấp BHTN, đăng kí thất nghiệp và trực tiếp đứng ra giới thiệu việc làm cho những người lao động bị thất nghiệp. Nhìn chung từng bang đứng ra tổ chức, còn cơ quản quản lí đào tạo việc làm và cơ quan đảm bảo lực lượng lao động thuộc Bộ lao động chỉ quản lí chung và giám sát quá trình tổ chức của các bang theo đúng pháp luật.

3.2.1.3. BHTN tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, Luật BHTN được ban hành lần đầu vào năm 1947. Đến năm 1974, Luật bảo hiểm việc làm được ban hành thay thế cho Luật BHTN. Bảo hiểm việc làm là một chế độ bảo hiểm bắt buộc do Chính phủ quản lí liên quan đến việc hoàn thành một cách toàn diện, cung cấp các phúc lợi bao gồm: Các khoản trợ cấp thất nghiệp (Trợ cấp tìm việc làm; trợ cấp xúc tiền việc làm; trợ cấp đào tạo và dạy nghề; trợ cấp tiếp tục làm việc); và 3 loại dịch vụ: Ổn định việc làm (ngăn ngừa thất nghiệp; cải thiện điều kiện làm việc, tăng cơ hội việc làm); Phát triển

nguồn nhân lực (phát triển, trau dồi năng lực cho người lao động bằng việc xây dựng và quản lí các cơ sở đào tạo); phúc lợi xã hội cho người lao động (tư vấn, dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, tuyển dụng.v.v.)

Đối tượng áp dụng bao gồm: + Người làm công dưới 65 tuổi

+ Với những người làm công trong các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có sử dụng dưới 5 lao động thường xuyên thuộc diện tham gia BHTn tự nguyện.

+ Không áp dụng với những người lao động theo mùa vụ có thời hạn lao động là 5 tháng hoặc thấp hơn.

+ Với những người lao động giúp việc nhà hàng ngày, thủy thủ và công chức Nhà nước có các chương trình BHTN riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn quỹ BHTN đựợc hình thành do:

+Người được bảo hiểm đóng 0,8% tiền lương. Với người lao động làm việc trong các cơ sở nông lâm, ngư nghiệp và trong các nhà máy sản xuất rượu sakê, tỷ lệ đóng là 0,9% tiền lương.

+ Người sử dụng lao động đóng 1,15% quỹ lương. Với các cơ sở nông, lâm ngư nghiệp và các nhà máy sản xuất rượu sakê, tỷ lệ đóng là 1,25% quỹ lương. Với công nhân xây dựng là 1,35% quỹ lương.

+ Chính phủ hỗ trợ 25% các khảon chi trợ cấp thất nghiệp và các khaỏn trpj cấp đặc biệt.

Điều kiện hưởng trợ cấp BHTN là:

+ Người lao động phải có 6 tháng làm việc có đóng bảo hiểm trong 12 tháng gần nhất. Với người làm việc bán thời gian phải có 1 năm làm việc có đóng bảo hiểm trong 2 năm gần nhất.

+ Phải đăng ký với “cơ quan đảm bảo việc làm công cộng”, có khả năng làm việc, sẵn sang làm việc; cứ 4 tuần 1 lần, người thất nghiệp phải báo cáo với cơ quan đảm bảo việc làm công cộng.

+ Thất nghiệp không phải do tự ý bỏ việc, không chấp hành nội quy làm việc, từ chối việc làm phù hợp hoặc không tham gia các khóa đào tạo nghề.

Mức trợ cấp BHTN được quy định như sau:

+ mức trợ cấp BHTN từ 50 đến 80% tiênè công nhật trung bình của người được bảo hiểm trong thời gian 6 tháng trước khi thất nghiệp (với người có tiền công thấp hơn thì tỷ lệ trả là cao hơn). Nếu người được bảo hiểm từ 60 đến 64 tuổi, tỷ lệ trợ cấp là tử 45 đến 80%. Mức trợ cấp hàng ngày tối thiểu là 1.688 yên (1USD = 112,26 yên). Mức trợ cấp hàng ngày tối đa là 7.935 yên.

+ Bên cạnh trợ cấp thu nhập, người thất nghiệp còn có thể được nhận trợ cấp đặc biệt hàng ngày hoặc hàng tháng. Trợ cấp này nhằm giúp người thất nghiệp trang trải các chi phí đào tạo nghề và tìm việc làm. Muốn được hưởng trợ cấp, người được bảo hiểm phải thuộc diện bảo hiểm trong thời gian ít nhất 3 năm và phải tham gia các khóa đào tạo nghề đã được hoạch định. Thời gian trợ cấp từ 90 đến 150 ngày phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm, độ tuổi, lí do thất nghiệp, triển vọng việc làm. Người thất nghiệp sẽ được trợ cấp thêm từ 90 đến 330 ngày nếu họ bị thất nghiệp từ những ngành đang suy thoái, hoặc bị ốm đau, hoặc đang tham gia các khóa đào tạo.

Tại Nhật Bản, các chế độ BHXH bao gồm 2 phần: BHXH (gồm bảo hiểm hưu trí, BHYT) và bảo hiểm lao động (gồm bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động.v.v.Chế độ bảo hiểm hưu trí và BHYT do cơ quan BHXH quản lí và tổ chức thực hiện. Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện. Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện. Cụ thể, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chịu trách nhiệm quản lí và giám sát chung. Cục Đảm bảo việc làm thuộc Bộ này trực tiếp đứng ra tổ chức BHTN. Nhiệm vụ chính của cục là tổ chức BHTN xuống tận cấp huyện. Đứng ra thu, chi và quản lí quỹ BHTN, xét trợ cấp thất nghiệp, đào tạo và đào tạo lại tay nghề và tìm kiếm việc làm cho người lao động.v.v.

Như vậy, BHTN tại Nhật Bản được tổ chức thành một hệ thống độc lập, tách khỏi BHXH.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 120 - 127)