Những bài học kinh nghiệm về tổ chức BHTN ở các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 132 - 133)

- Việc quản lý:

3.2.2.Những bài học kinh nghiệm về tổ chức BHTN ở các nước trên thế giớ

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

3.2.2.Những bài học kinh nghiệm về tổ chức BHTN ở các nước trên thế giớ

3.2.2. Những bài học kinh nghiệm về tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới giới

Qua phần trình bày trên cho thấy, nội dung chính sách BHTN và công tác tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội, do thời điểm triển khai và do chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong chính phú của từng nước chi phối. Tuy nhiên, có một số bài học kinh nghiệm mang tính tương đối thống nhất, đó là:

1. Đối tượng áp dụng BHTN ở hầu hết các nước là những người làm công hưởng lương. Sau đó nếu có điều kiện (như ở Mỹ, CHLB Đức) người ta sẽ mở rộng đối tượng ra các nhóm lao động khác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.v.v. Hình thức BHTN chủ yểu là bắt buộc.

2. Về nội dung BHTN tuy có những khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung giống nhau phải kể đến đều là quy định rất chặt chẽ và cụ thể mức đóng góp và quỹ BHTN của người lao động và người sử dụng lao động, mức hỗ trợ của Chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN.v.v.

3. Về công tác tổ chức BHTN:

Mặc dù tổ chức BHTN ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, song nếu tổng hợp lại đã có 2 mô hình tổ chức BHTN như sau:

a. Mô hình 1: BHTN được tổ chức thành một hệ thống độc lập. Mô hình này đã và đang áp dụng ở hầu hết các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Italia.v.v. Những nước áp dụng mô hình này thường có điều kiện cả về kinh tế lẫn xã hội, có thị trường lao động rất phát triển. Đặc biệt là nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở những nước này về BHTN rất cao. Nhưng nếu áp dụng mô hình này thì đối tượng được bảo vệ của BHTN thường chỉ

giới hạn ở những người lao động làm công hưởng lương trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bởi vì, lao động làm việc ở khu vực này dễ thị thất nghiệp, còn những người lao động là công chức, viên chức Nhà nước hoặc làm việc trong các tổ chức Đảng, đoàn thể không thuộc diện bảo vệ của BHTN vì họ được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng bị thất nghiệp là rất thấp. Nếu áp dụng mô hình này thì BHTN thường do Bộ lao động, việc làm trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai.

b. Mô hình 2: BHTN được coi là 1 nhánh (1 chế độ) của BHXH, cho nên ngành BHXH trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở khá nhiều nước như CHLB Đức, Trung quốc, Thái lan.v.v. Những nước áp dụng mô hình này thường có đối tượng tham gia BHXH cũng chính là đối tượng tham gia BHTN. Vì thế, diện bảo vệ sẽ rộng hơn do đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về cơ bản là tất cả mọi người lao động làm công hưởng lương trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức đoàn thể, trong khu vực hành chính sự nghiệp.v.v. Khi có đối tượng tham gia đông đảo, trong lúc thị trường lao động chưa thực sự phát triển, sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc hình thành quỹ BHTN và chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động. Đặc biệt là quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng.

Cho dù mô hình và cách thức tổ chức có khác nhau, song BHTN đều có liên quan chặt chẽ đến các chương trình việc làm, đến việc đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm giúp họ sớm có cơ hội tìm việc làm mới.v.v. Có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất đối với những nước lần đầu tiên triển khai BHTN. Khó khăn cả về việc lựa chọn mô hình tổ chức, khó khăn cả trong công tác triển khai và quản lí BHTN.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 132 - 133)