Những quy định đặc biệt cho người mới xin việc:

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Công ước 168 đưa ra những chỉ dẫn đối với những người thất nghiệp mà chưa từng có việc làm bao giờ (Điều 26): “Các nước thành viên phải tính đến một thực tế là có nhiều trường hợp người tìm việc chưa bao giờ hoặc không được xem

là thất nghiệp, hoặc chưa bao giờ, hoặc không được tham gia chương trình bảo vệ người thất nghiệp. Vì vậy, ít nhất 3 trong số 10 trường hợp người đang tìm việc làm sau đây phải được nhận trợ cấp xã hội theo thời hạn và những điều kiện đã được xác định:

a. Các thiếu niên đã hòan thành chương trình dạy nghề; b. Những thiếu niên đã hòan thành chương trình học; c. Thanh niên đã hòan thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc;

d. Người mới nghỉ nuôi con nhỏ, chăm sóc người ốm, người tàn tật, người già;

e. Người có vợ hoặc chồng chết, khi họ không được hưởng trợ cấp để sống; f. Người đã ly dị hoặc ly thân;

g. Người mãn hạn tù;

h. Người đã trưởng thành, bao gồm cả người tàn tật đã tốt nghiệp một khóa đáo tạo;

i. Người di trú ra nước ngoài nay trở về nước, trừ trường hợp họ đã được hưởng quyền lợi theo luật pháp của nước mà họ đã làm việc trước đó;

j. Người trước kia là lao động tự do”. - Quyền khiếu nại:

Công ước 168 cũng quy định về quyền của người được hưởng trợ cấp trong việc khiếu nại, kháng nghị khi bị từ chối, thu hồi, hoãn trả hoặc cắt giảm trợ cấp thất nghiệp (Điều 27): “Trong trường hợp từ chối, thu hồi, hoãn hoặc cắt giảm trợ cấp hoặc có sự tranh chấp về số tiền trợ cấp, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý hệ thống trợ cấp và sau đó có quyền kháng nghị lên một cơ quan độc lập. Người khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản về thủ tục có sẵn thật đơn giản và nhanh chóng”.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 36 - 37)