Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 99 - 102)

- Việc quản lý:

2.3.3.Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên Số

2.3.3.Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam là rất lớn bất kể đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người trong các doanh nghiệp hoặc những người đang tham gia bảo hiểm xã hội nói chung. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và doanh nghiệp chưa? Chúng ta đã có những có sở pháp lý, điều kiện vật chất để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp? người lao động có đủ khả năng tài chính và sẵn sàng tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Để trả lời các câu hỏi này cần xem xét hai khía cạnh: Nhà nước và những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2.3.2.1.Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước

Căn cứ vào hệ thống luật pháp và các điều kiện cơ sở vật chất cho thấy Nhà nước đã sẵn sàng cho việc triển khai bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ nhất, các cơ sở pháp lý để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đã được chuẩn bị, cụ thể Luật bảo hiểm xã hội ban hành ngày 29/6/2006 và chính thức có

hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã khẳng định quyền lợi và trách nhiệm bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Nghị định 94/2008/NĐ-CP cũng qui định rõ cơ quan triển khai chính sách BHTN là cơ quan BHXH Việt Nam. Thứ hai, về bộ máy tổ chức, Việt Nam đã sẵn có một hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội theo mô hình ba cấp (trung ương, tỉnh, huyện). Nếu triển khai bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới thì hệ thống tổ chức này có thể đảm bảo tốt tất cả các công việc mà bảo hiểm thất nghiệp phát sinh liên quan đến công tác thu, chi, quản lý quĩ, quản lý đối tượng tham gia và đối tượng hưởng trợ cấp BHTN.

Tuy nhiên, công tác đăng ký và quản lý lao động, hỗ trợ việc làm cho người lao động vẫn còn là vấn đề cần bàn. Hiện tại, chưa có cơ quan chuyên trách phụ trách vấn đề đăng ký việc làm cho người lao động, đặc biệt là những đối tượng đến tuổi lao động, những người mới tốt nghiệp phổ thông, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có nhu cầu làm việc. Đây cũng là một trong những lý do lý giải tại sao đối tượng triển khai bảo hiểm thất nghiệp ban đầu nên là những đối tượng làm công ăn lương mà không phải là toàn bộ người lao động. Đối với công tác hỗ trợ và đào tạo lại cho người lao động, công tác giới thiệu việc làm, Bộ LĐ – TB - XH đã có hệ thống các trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm tại tất cả các tỉnh thành. Các đơn vị này có thể đảm nhận việc hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và tăng trưởng, khả năng đóng góp quĩ bảo hiểm thất nghiệp từ ngân sách nhà nước là rất thực tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước năm 2006 đạt 279.472 tỉ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Trong khi đó chi cho lương hưu của đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1995 và bảo đảm xã hội là 22.157 tỉ đồng, chiếm 7,93% thu ngân sách Nhà nước, tăng 2 lần so với năm 2000. Các khoản chi lương hưu cho đối tượng hưởng lương hưu năm 1995 trở về trước giảm dần, do

vậy đã làm giảm phần nào gánh nặng cho ngân sách. Vì vậy, việc đống 1% so với lương của người lao động làm phí bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo qui định của Luật BHXH là hoàn toàn có thể và không ảnh hưởng nhiều đến chi ngân sách Nhà nước.

Các kết quả dự báo về sự phát triển của nền kinh tế cũng như kế hoạch phát triển khối doanh nghiệp cũng cho thấy khả năng và nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp sẽ gia tăng và Nhà nước hoàn toàn có khả năng đáp ứng 1% phí bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, bởi vì:

Mặc dù tình trạng tăng trưởng chậm đã diễn ra trong năm 2008, tuy nhiên sang năm 2009 và 2010 nền kinh tế Việt nam được dự báo vẫn tăng trưởng và có thể đạt mức 6,5 ÷ 7% (Ngân hàng Thế giới dự tính tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 có thể đạt mức 5%), tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước dự tính đạt 21 đến 22%/GDP, GDP bình quân trên đầu người đạt 1.050 đến 1.100USD (theo Nghị Quyết số 58/2006/QH11 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010).

Bảng 2.26. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 – 2007

Năm 200 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng 6,79 6.89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007)

Mặt khác, theo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006- 2010) được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 236/2006/QĐ-TTg, Nhà nước sẽ phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam với mục tiêu cụ thể đến năm 2010, số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đạt 320.000 doanh nghiệp (tăng 22%/năm), tạo thêm khoảng 2,7 triệu việc làm mới với 165.000 lao động được đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 99 - 102)