Về lực lượng lao động có việc làm

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

- Việc quản lý:

2.1.1.2. Về lực lượng lao động có việc làm

Bảng 2.6: Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ (2003-2007) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số (tr.người) 40.573,8 41.586,3 42.526,9 43.338,9 44.171,9 Tốc độ tăng (%) - 2,50 2,26 1,91 1,92 Năm 2003 Năm 2007

Cơ cấu theo ngành kinh tế (%)

Nông lâm ngư 60,25 58,75 57,10 54,37 53,90

Công nghiệp- XD

16,44 17,35 18,20 19,23 19,98

Dịch vụ 23,31 23,90 24,70 26,40 26,12

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Cơ cấu theo thành phần kinh tế (%)

Nhà nước 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00

Ngoài quốc doanh

88,14 87,83 87,84 87,81 87,51

Đầu tư n. ngoài 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49

Tổng 100,00 100,0 100,0 100,0 100,0

Cơ cấu phân theo vùng lãnh thổ (%) Đồng bằng sông Hồng 22,70 22,59 22,51 22,42 22,44 Đông bắc 11,97 11,93 11,88 11,74 11,75 Tây bắc 3,16 3,22 3,21 3,21 3,23 Bắc trung bộ 12,21 12,14 12,14 12,13 12,26

Duyên hải nam trung bộ

8,25 8,25 8,23 8,19 8,17

Tây nguyên 5,40 5,61 5,61 5,62 5,62

Đông nam bộ 14,75 14,84 14,93 15,17 15,13

Đồng bằng sông Cửu long

21,56 21,41 21,49 21,52 21,40

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003-2007; Niên giám thống kê năm 2007)

Số liệu bảng 2.6 cho thấy, tình hình lao động có việc làm phân theo ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2007 (tính tại thời điểm ngày 1//7 hàng năm).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua của nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2003 số lao động có việc làm là trên 40 triệu người, đến năm 2007 con số này là trên 44 triệu người. Do

nước ta là nước nông nghiệp nên ngành nông lâm ngư nghiệp thu hút một phần lớn lực lượng lao động. Năm 2003 có tới 60,25% lực lượng lao động có việc làm thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, con số này đang có xu hướng giảm dần qua các năm do sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2007, lao động có việc làm trong lĩnh vực nông lâm ngư giảm xuống chỉ còn 53,9%.

Ngược lại với xu hướng giảm lao động làm việc ở khu vực nông lâm ngư, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2003, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm 16,44% và trong các ngành dịch vụ là 23,31%, thì đến năm 2007 con số này tăng lên tương ứng là 19,98% và 26,12%. Có thể nói, đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế đất nước: Đang chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ hiện đại.

Số liệu bảng 2.6 còn cho thấy, trong những năm qua kinh tế ngoài quốc doanh đang tạo ra phần lớn việc làm cho người lao động. Có tới xấp xỉ 88% lực lượng lao động có việc làm trong khu vực kinh tế này. Lao động làm việc trong khu vực Nhà nước đang có xu hướng giảm đi do quá trình cổ phần hoá diễn ra nhanh chóng. Trong khi đó, lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại đang tăng lên: năm 2003 có 1,91% thì đến năm 2007 có 3,49% lao động có việc làm ở khu vực kinh tế này.

Xét cơ cấu lao động có việc làm theo vùng lãnh thổ, số liệu bảng 2.6 cho thấy, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng lao động đang làm việc cao nhất, do đây là hai khu vực có dân cư sinh sống đông nhất, có điều kiện sống và làm việc tốt nhất. Tiếp đến là các khu vực Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ và Đông bắc. Tây bắc và Tây nguyên là khu vực có tỷ lệ lao động đang làm việc thấp nhất do đây là khu vực miền núi có điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w