Xúc tiến xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 87 - 88)

- Việc quản lý:

2.2.3.Xúc tiến xuất khẩu lao động

25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên Số

2.2.3.Xúc tiến xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động cũng là một chính sách kinh tế kinh tế - xã hội được nhiều nước trên thế giới triển khai, nhất là các nước đông dân như Philipin, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ... Xuất khẩu lao động có vai trò kinh tế - xã hội rất lớn đối với các nước động dân cư, cụ thể:

- Cải thiện cuộc sống của bản thân người lao động đi xuất khẩu và gia đình họ;

- Mang lại một nguồn thu nhập đáng kể bằng ngoại tệ cho quốc gia;

- Người lao động đi xuất khẩu học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, kỹ năng và kỷ luật lao động v.v...

Ở nước ta, xuất khẩu lao động cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX. Trong những năm đó, thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là Liên xô (cũ) và một số nước Đông Âu. Khi Liên xô và các nước Đông Âu tan rã, chúng ta đã chuyển hướng sang những thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, một số nước Châu Phi và Trung Cận Đông. Hàng năm, số lao động đi xuất khẩu đã tăng lên và tập trung chủ yếu ở những vùng nông thôn đông dân cư và cả các đô thị lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nếu như giai đoạn 1985 - 1990, bình quân mỗi năm có khoảng 50 vạn người lao động đi xuất khẩu, thì giai đoạn 1991 đến 2007 con số này là 86 vạn người. Tuy nhiên, do cách thức tổ chức còn hạn chế và chất lượng lao động đi xuất khẩu còn yếu kém về nhiều mặt (như: kỹ năng, tay nghề, trình độ ngoại ngữ và cả đạo đức) nên hiệu quả đạt được còn rất khiêm tốn. Nhưng dù sao, đây cũng là một trong những chính sách có vai trò rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm và

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 87 - 88)