Tổ chức BHTN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 111 - 114)

- Việc quản lý:

2.4.2.Tổ chức BHTN ở Việt Nam

4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng

2.4.2.Tổ chức BHTN ở Việt Nam

BHTN là một bộ phận của chính sách BHXH, nhưng chế độ này có một số đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tổ chức thực hiện như rất khó quản lí đối tượng BHTN; thực hiện chế độ BHTN có liên quan chặt chẽ đến hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề và có liên quan đến cơ quan xúc tiến việc làm.v.v. Xuất phát từ những đặc điểm này và trên cơ sở Luật BHXH, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH Việt Nam và Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN. Theo đó, đã quy định Bộ Lao động thương binh và xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về BHTN; cơ quan BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nghiệp vụ về BHTN.

Ở thời điểm hiện nay, mô hình tổ chức theo quy định tại nghị định 94/2008/NĐ-CP sẽ tách bạch được chức năng quản lí Nhà nước và quản lí sự nghiệp về BHTN, sẽ không có những sai sót vì một cơ quan vừa về quản lí Nhà nước, vừa quản lí sự nghiệp gây nên. Đồng thời, do không có chức năng tổ chức thu, chi và quản lí quỹ, nên Bộ Lao động thương binh và xã hội có điều kiện tập trung xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHTN, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm BHTN, đồng thời có điều kiện để giải quyết tốt khiếu nại của các bên tham gia BHTN. Thêm nữa, BHXH đã có sẵn tổ chức và cán bộ thực

hiện công tác thu chi và quản lí quỹ BHXH, nên khi thêm nhiệm vụ này sẽ không làm tăng thêm nhiều biên chế.

Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về BHTN, Bộ LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí Nhà nước về BHTN. Cụ thể, nội dung quản lí Nhà nước bao gồm:

+ Xây dựng và trình ban hành pháp luật BHTN

+ Ban hành các văn bản pháp quy về BHTN thuộc thẩm quyền + Tổ chức, hướng dẫn các cấp ngành thực hiện BHTN

+ Kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BHTN + Giải quyết khiếu nại của các bên tham gia BHTN

BHXH Việt nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHTN, chịu sự quản lí Nhà nước của Bộ LĐ-TB-XH về BHTN. Cụ thể, nội dung quản lí nghiệp vụ bao gồm:

+ Tổ chức thu BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động

+ Tổ chức chi trả BHTN cho người lao động; thực hiện các chế độ có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động.

+ Tổ chức giới thiệu việc làm cho người lao động + Quản lí đối tượng hưởng BHTN

+ Quản lí quỹ BHTN của người lao động, người sử dụng lao động đóng và các nguồn khác.

+ Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN và quản lí quỹ BHTN.

Như vậy, theo nghị định 94/2008/NĐ-CP, BHXH Việt nam vẫn được tổ chức và quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. BHTN được thực hiện như một chế độ BHXH, do đó cơ cấu tổ chức của BHXH Việt nam vẫn giữ nguyên như cũ khi thực hiện thêm chế độ BHTN. Trong

đó, ở cấp trung ương, các ban như ban thực hiện chính sách BHXH, ban thu, ban chi, ban cấp sổ, thẻ.v.v. sẽ thực hiện thêm chức năng thu, chi và quản lí BHTN.

Tóm lại, trong chương này để tài đã sử dụng các tài liệu thống kê thực tế và tài liệu điều tra hơn 1000 người lao động, người sử dụng lao động và các cán bộ chủ chốt đại diện cho các ngành nghề khác nhau để phân tích và làm rõ:

- Thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp ở nước ta sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường;

- Các chính sách và biện pháp mà Chính phủ nước ta đã áp dụng để giải quyết và hạn chế tình trạng thất nghiệp;

- Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về BHTN cả từ phía Nhà nước và phía người lao động cũng như người sưr dụng lao động.

Qua phân tích, đề tài đã khẳng định, tổ chức triển khai BHTN ở Việt nam trong điều kiện hiện nay là cần thiết khách quan và đã hội tụ đủ những điều kiện cơ bản từ tất cả các bên tham gia. Đề tài đã trình bày những nội dung cơ bản về BHTN và thực trạng tổ chức BHTN ở nước ta. Tuy nhiên, thực trạng này mới chỉ thể hiện trên các văn bản pháp luật và chưa được thể hiện rõ trên thực tế. Chính vì vậy, những vấn đề về mô hình tổ chức và tổ chức triển khai chính sách BHTN sẽ tiếp tục được tập thể tác giả nghiên cứu và làm rõ ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 111 - 114)