- Việc quản lý:
4. Chi tiêu bình quân một lao động làm công ăn lương một tháng
3.1.2.2. Nguyên tắc tổ chức BHTN
Bất cứ một tổ chức nào khi đã được hình thành và đi vào hoạt động đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, điều đó không phải là một sự ngoại lệ đối với tổ chức BHTN. Chúng tôi cho rằng, tổ chức BHTN trong điều kiện Việt Nam cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Tập trung thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phưpng. Đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp cho việc chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất các ngiuệp vụ quản lí từ trung ương xuống các cấp được thông suốt, kịp thời và ngược lại các thông tin phản hồi từ địa phương cũng sẽ nhanh chóng được nắm bắt, xử lí để có các giải pháp chỉ đạo trung trên phạm vi toàn quốc. Nguyên tắc này xuất phát từ sự đòi hỏi quản lí tập trung thống nhất quỹ BHTN. Theo đó, mọi khoản đóng góp của các bên tham gia đều phải được coi là khỏan thu cho quỹ BHTN. Tương tự, bất cứ một khoản chi nào liên quan đến BHTN đều phải thuộc về khoản chi từ quỹ BHTN. Chính cơ chế quản lí quỹ BHTN tập trung đã phần nào xác định rõ mô hình tổ chức BHTN phải tập trung thống nhất. Ngoài ra, nguyên tắc này còn xuất phát từ yêu cầu tổ chức triển khai BHTN để thực hiện các chế độ có liên quan trên phạm vi toàn quốc. Bao gồm cả việc điều hành hoạt động; đăng ký thất nghiệp; cấp phát sổ BHTN; giải quyết trợ cấp; lưu trữ hồ sơ.v.v.
Nguyên tắc 2: Phân cấp quản lí phải được thực hiện ngay từ đầu khi mô hình tổ chức BHTN được xác lập. Theo mô hình tổ chức ngành dọc và quản lí trực tuyến, cho nên việc phân cấp, phân quyền cần phải được thực hiện ngay từ đầu một cách rõ ràng để đảm bảo tính độc lập trong quản lí. Tuy nhiên, tính độc lập của từng cấp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trực thuộc, cấp dười phục tùng cấp trên và chịu sự chỉ đạo của cấp quản lí trực tiếp. Thực hiện nguyên tắc này, một mặt sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, mặt khác sẽ đảm bảo sự phối hợp giữa các cấp, các bộ phận chức năng trong toàn hệ thống hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, nó còn khắc phục được tình trạng bao cấp, ỷ nại và sự lệ thuộc của cấp dười trong quá trình vận hành của tổ chức BHTN.
Nguyên tắc 3: Hệ thống tổ chức BHTN phải gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Đây là nguyên tắc cần phải được hết sức coi trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay. Nguyên tắc này xuất phát từ sự đòi hỏi khách quan của bộ máy tổ chức quản lí Nhà nước của Chính phủ cũng như sự đòi hỏi khách quan của việc giảm chi phí quản lí hành chính cho quỹ BHTN. Nguyên tắc này không nên chỉ quán triệt khi mới hình thành tổ chức BHTN, mà nó cần phải đượcq uán triệt trong suốt quá trình vận hành của tổ chức này. Điều đó cũng có nghĩa là sau khi bộ máy tổ chức BHTN được hình thành vẫn phải tiến hành rà soát, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các cấp, các bộ phận để loại bỏ những chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, không cần thiết. Sau đó tiến hành kiện toàn bộ máy BHTN cho phù hợp. Thực hiện tốt nguyên tắc này về lâu dài sẽ tiết kiệm được chi phí quản lí, nâng cao được mức trợ cấp BHTN cho người lao động, từ đó góp phần đảm bảo cân đối quỹ BHTN.
Nguyên tắc 4: Tổ chức BHTN phải đáp ứng được cả yêu cầu trước mắt và lâu dài khi nhu cầu tham gia BHTN ngày càng gia tăng.
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHTN nói riêng luôn là định hướng, là mục tiêu chiến lược lâu dài của Chính phủ các nước, trong đó có nước ta. Bởi lẽ, thực hiện được mục tiêu này cũng có nghĩa là diện bảo vệ của BHTN sẽ ngày càng được mở rộng, ASXH sẽ ngày càng bền vững. Dưới góc độ quản lí, nếu đối tượng tham gia BHTN được mở rộng thì quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Hiện tại, nếu theo luật BHXH hiện hành, thì số lượng người lao động tham gia BHTN ở nứơc ta chỉ vào khoảng hơn 7triệu người. Theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, đến năm 2015 con số này sẽ vào khoảng 12 triệu và 2020 sẽ là 18 triệu người lao động tham gia BHTN. Chính vì vậy, nhiệm vụ và khối lượng công việc mà tổ chức BHTN phải hoàn
thành sẽ ngày càng lớn. Do đó, tổ chức bộ máy BHTN phải đủ mạnh và cần phải đặt trong một hệ thống đồng bộ giữa: tổ chức - công việc – con người, nói cách khác tổ chức BHTN nước ta phải đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài do thực tế khách quan đòi hỏi.