Tương tự như vậy, các tài liệu có sẵn có thể được sử dụng trong các khóa học cụ thể trong tất cả các lĩnh vực y tế và sức khỏe. Các tài liệu này bao gồm kế hoạch khóa học, ghi chú bài giảng, bài PowerPoint, và hơn nữa. Sau đây là một vài địa chỉ dẫn tới các nguồn thông tin quý giá này.
Open Courseware
http://www.ocwconsortium.org/ http://ocw.jhsph.edu/
Nguồn thông tin bài giảng dễ sử dụng nhất là Open Courseware (OCW), được nói rõ là cung cấp dưới dạng giấy phép mở, nghĩa là chúng có thể được sử dụng và chỉnh sửa tự do. Phong trào xây dựng học liệu mở đang phát triển nhanh chóng, và nhiều đại học đang tham gia. Giảng viên ở các đại học này đóng góp đủ loại tài liệu, tiêu biểu là bản tóm tắt mỗi khóa học, thời khóa biểu, danh sách tài liệu đọc thêm, ghi chú bài giảng, và các bài trình bày, thường dưới dạng PowerPoints.
106
Để tìm học liệu, hãy vào trang chủ OCW và nhấp vào „Use‟ để lấy danh sách các liên kết tới các cơ sở tham gia. Các học viện của Việt Nam sẽ tự hào khi thấy nước mình là một thành viên chính trong liên hiệp. Đối với các tài liệu khóa học về y tế công cộng, trang học liệu mở tốt nhất có lẽ là của Trường Y tế công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins. Ở trên là liên kết trực tiếp.
Supercourse
http://www.pitt.edu/~super1/
Supercourse là một nơi khác để tìm các bài về các chủ đề y tế. 3.500 bài giảng được chia nhóm theo chủ đề như dịch tễ học, các bệnh, và y tế công cộng. Một số bài ở dạng html để xem trực tuyến. Các bài khác có thể tải về và lưu dưới dạng PowerPoint pdfs. Lưu ý rằng chất lượng các bài giảng này khác nhau rất nhiều. Bạn phải đánh giá chúng cẩn thận khi sử dụng các tài liệu từ trang này.
Hợp phần học tập từ BMJ
http://learning.bmj.com/learning/channels/international/subscribe.html#Devel
BMJ cung cấp các hợp phần học tập trực tuyến dành cho các nhân viên. Các hợp phần này thường phải trả tiền, nhưng miễn phí cho người dùng ở các nước thu nhập thấp. Để biết thêm thông tin, hãy cuộn xuống cuối trang. Giảng viên có thể dùng các hợp phần học tập này để cập nhật kiến thức và để lấy ý tưởng về cách dạy một chủ đề nhất định. Giảng viên cũng có thể yêu cầu sinh viên của mình đăng ký các hợp phần trực tuyến.
Bài giảng MedlinePlus
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/tutorial.html
Thông qua MedlinePlus, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp hơn 165 bài giảng trực tuyến về các bệnh và các tình trạng, qui trình xét nghiệm và chẩn đoán, và điều trị ngoại khoa và các điều trị khác. Bài giảng dành cho bệnh nhân, nhưng cũng có thể được sử dụng như tài liệu giảng dạy ở mức nhập môn cho huấn luyện chuyên ngành.
Các hợp phần giảng dạy từ WHO
http://www.who.int/
http://www.who.int/making_pregnancy_safer/documents/midwifery_training/en/ http://www.who.int/reproductive-health/stis/training.htm
http://uic.edu/sph/glakes/who_modules/ http://who.arvkit.net/sw/en/index.jsp
WHO có tài liệu giảng dạy về hầu hết các chủ đề. Chúng có thể tìm thấy bằng cách xem qua các chủ đề y tế, cũng như các chương trình và dự án. Cách khác là nhấp vào „search‟ ở góc trên bên phải trang chủ WHO. Khi vào trang tiếp theo, hãy nhấp vào „Advanced search‟. Gõ chủ đề quan tâm vào ô tìm kiếm trên cùng và „training modules‟. Các tìm kiếm khác như là „teaching materials‟ hay „toolkit‟, cũng đáng được sử dụng. Ở trên là liên kết tới các ví dụ về hợp phần giảng dạy trực tuyến WHO.
MERLOT
http://www.merlot.org/merlot/index.htm
MERLOT là viết tắt của Multimedia Educational Resource for Learning and Online Teaching. Các nguồn thông tin này, miễn phí, được chia nhóm theo chủ đề. Khoa học sức khỏe có thể tìm thấy bên dưới „Science and Technology‟; hiện có khoảng 800 nguồn thông tin về y tế được đưa lên.
107